Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị ngạnh cá đâm làm sao hết nhức? Cách sơ cứu ngay lập tức để giữ mạng

Thứ hai, 11:12 01/04/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Bị ngạnh cá đâm có thể gây nguy hiểm. Làm sao hết nhức? Hãy tìm hiểu cách sơ cứu cơ bản khi bị cá có gai độc đâm vào tay ở bài viết bên dưới.

Nguy kịch vì bị ngạnh cá trê đâm vào tay

Bị ngạnh cá đâm là tình huống hay gặp của ngư dân khi tiếp xúc với cá, hoặc đơn giản nhiều người nội trợ thường gặp trong quá trình chế biến cá.

Khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ (57 tuổi, ở Hưng Yên) làm nghề bán cá, có tiền sử viêm khớp dạng thấp nhiều năm và thường xuyên sử dụng thuốc nam.

Bảy ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bị ngạnh cá trê đâm vào mu bàn tay. Sau một ngày, bệnh nhân bị sốt, phỏng nước vàng tại vùng tổn thương, đau nhiều, lan nhanh chóng lên vùng cánh, cẳng tay phải. Gia đình đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế và được chẩn đoán: Viêm mô bào tay phải. Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tại khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết đường vào da và mô mềm theo dõi vibrio - theo dõi tiền sốc nhiễm khuẩn, tình trạng bệnh nặng, nguy cơ phải can thiệp xâm lấn.

Bị ngạnh cá đâm làm sao hết nhức? Cách sơ cứu ngay lập tức khi để giữ mạng - Ảnh 1.

Bệnh nhân được theo dõi điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Trần Văn Bắc - Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cho biết bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng phù hợp nhiễm vi khuẩn vibrio vulnificus. Hiện khoa cấp cứu đã cùng hội chẩn với khoa ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống để can thiệp phù hợp cho bệnh nhân.

Để tránh trường hợp đáng tiếc, bác sĩ Trần Văn Bắc khuyến cáo: Với bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch do xơ gan, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đặc biệt các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch; thuốc nam không rõ nguồn gốc thì thường có nguy cơ suy giảm miễn dịch nặng hơn.

Những bệnh nhân này rất dễ bị nhiễm trùng các chủng vi khuẩn, trùng trực khuẩn sẽ có thể gây hoại tử tổ chức rất nghiêm trọng. Đáng nói, bệnh tiến triển dẫn đến sốc rất nhanh, đe dọa đến tính mạng.

Bị cá ngát đâm làm sao hết nhức? Cách sơ cứu khi bị cá có độc tấn công - Ảnh 1.

Bị cá ngát đâm làm sao hết nhức? Ngâm tay vào nước để làm loãng nộc độc

Phải làm sao khi bị ngạnh cá đâm?

Những trường hợp bị các loại cá da trơn đâm vào tay rất quen thuộc như cá trê, cá ngát. Nếu không sơ cứu kịp thời, có thể gặp nguy hiểm. Vì vậy, việc trang bị kiến thức để biết cách xử lý khi bị cá có gai độc đâm trong tay là vô cùng quan trọng.

Cách sơ cứu khi bị ngạnh cá đâm

Nếu bạn đang hoảng loạn và không biết bị gai cá có độc đâm vào tay có nguy hiểm hay không thì hãy ghi nhớ các cách sơ cứu cơ bản dưới đây để giữ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Nhúng vết thương vào nước để làm loãng nồng độ nọc độc. Loại bỏ toàn bộ gai dính trên da. Ngâm vùng bị nhiễm độc trong nước ấm vừa phải (43 đến 45 độ C) trong 30 phút. Nước nóng sẽ trung hòa nọc độc của cá giúp giảm đau. Hãy cẩn thận khi sơ cứu, tuyệt đối không hơ lửa vết thương.

Bị cá ngát đâm làm sao hết nhức? Cách sơ cứu khi bị cá có độc tấn công - Ảnh 2.

Bị cá ngát đâm làm sao hết nhức? Sơ cứu cơ bản và đến bệnh viện ngay lập tức

Hãy đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Đối với những vết thương do gai cá gây ra, có các dấu hiệu sau phải đến bệnh viện ngay lập tức:

Vết thương loét ra. Các triệu chứng khác xuất hiện hoặc các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Ngay sau khi sơ cứu tạm thời, nên đến bệnh viện ngay để được điều trị chuyên nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe do nọc độc của cá.

Cách phòng ngừa để không bị ngạnh cá đâm

Nếu bạn đang đi du lịch biển, làm thế nào để tránh bị cá có gai độc đâm: Khi đi biển, hãy đọc trước tất cả thông báo hoặc biển cảnh báo. Hãy cẩn thận với những cảnh báo về sứa hoặc các loài cá nguy hiểm khác trong đại dương. Tránh xa các tàu đánh cá và không xuống nước nếu bạn đang chảy máu. Máu có thể thu hút cá mập từ cách xa một dặm. Nếu bạn nhìn thấy một con cá mập, hãy rời khỏi nước ngay lập tức. Hãy lê chân, đừng bước đi. 

Người phụ nữ Hưng Yên nguy kịch vì... cá trêNgười phụ nữ Hưng Yên nguy kịch vì... cá trê

Cách vào viện 7 ngày, bệnh nhân bị ngạnh cá trê đâm vào mu bàn tay.

Nếu bạn đang ở vùng nước nông, hãy di chuyển chân để tránh giẫm phải động vật. Các loài sống dưới nước cũng sẽ cảm nhận được sự xuất hiện của bạn và tránh xa. Đừng chạm vào sinh vật biển mà bạn không biết. Không chạm vào bất kỳ bộ phận cơ thể hoặc ngay khi nó đã chết. 

Vết thương do các loại cá có độc là một mối nguy hiểm. Mặc dù, những vết có vẻ vô hại nhưng nếu không sơ cứu kịp thời, đúng cách bạn có thể gặp hậu quả nguy hiểm. Hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra khi bị cá da trơn như cá ngát đâm bao gồm đau nhức, dị vật sót lại ở vết thương, nhiễm trùng, tổn thương đường thở, huyết áp thấp, rối loạn nhịp tim. Vì vậy, hãy trang bị kiến thức sơ cứu để biết cách xử lý khi bị cá ngát đâm làm sao hết nhức. Sau khi sơ cứu, hãy đến bệnh viện gần nhất để khám, kiểm tra và làm sạch vết thương tốt nhất.

Theo bác sỹ Nguyễn Hân (BV Trung ương Huế) trả lời trên Khám Phá, điều quan trọng nhất khi chẳng may có dấu hiệu bị ngộ độc, cần nhanh chóng nhập viện cấp cứu, kết hợp với các biện pháp gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể. Còn khi bị cá tấn công, cần nhanh chóng nặn hết máu, xối nước sạch vào vị trí bị thương và nhập viện cấp cứu để các bác sỹ có hướng xử trí kịp thời nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Bài thuốc dân gian trị ngạnh cá đâm

Theo dân gian, khi ngư dân đi đánh cá, họ thường mang theo một vài quả chanh. Nếu bị cá có gai độc đâm, sẽ lấy hạt chanh nhai rồi nuốt nước, còn phần bã hạt chanh đắp lên vết cắn. Sau khoảng 10 phút nọc độc sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra còn có một mẹo dân gian phổ biến giúp giảm đau khi bị cá có gai độc đâm là dùng một ít nước nhớt từ cổ họng gà mái đang ấp trứng rồi bôi lên vết thương 3 - 5 lần một ngày hoặc ăn chè nếp sẽ hết.

Kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy, khi bị ngạnh cá đâm (trong trường hợp được các bác sỹ xác định với mức độ nhẹ), có thể dùng ít nước nhớt nơi cổ họng con gà mái đang ấp trứng thoa lên vết thương 3 - 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp thì có thể giảm đau ở vị trí bị tấn công...


Phương Nghi (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sáu cách đơn giản để giảm huyết áp

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney mới đây phát hiện ra rằng các đợt tập thể dục ngắn, như leo cầu thang, có thể làm giảm huyết áp.

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.

Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Đau đầu dai dẳng, người phụ nữ bất ngờ phát hiện u màng não, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu đau đầu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Các chuyên gia khuyến cáo, khi những cơn đau đầu khởi phát kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường có thể cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đi khám kịp thời.

5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể

5 loại đồ uống tự nhiên giúp tăng cường sắt cho cơ thể

Sống khỏe - 5 giờ trước

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ sản xuất hemoglobin, giúp vận chuyển oxy đến mọi tế bào. Nồng độ sắt thấp có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, thậm chí là thiếu máu…

Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Bác sĩ 'thần đồng', tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Theo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Phát hiện sớm ung thư nhờ xem livestream của bác sĩ

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 21 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Gia vị được ví như kháng sinh tự nhiên, giúp ổn định đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Tỏi có chỉ số đường huyết trong khoảng 10-20, không có bất kỳ loại carbohydrate phức tạp nào. Điều đó có nghĩa là tiêu thụ tỏi là một lựa chọn an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì không làm tăng lượng đường trong máu.

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc

Sống khỏe - 1 ngày trước

GE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.

Top