Bí quyết chăm sóc và bảo vệ mắt đeo kính áp tròng bạn nên biết
Kính áp tròng đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, nếu bạn là người sở hữu cặp kính này, hãy tham khảo các mẹo dưới đây để có một đôi mắt khỏe mạnh.
Các bí quyết vệ sinh kính áp tròng
Trước khi bắt đầu, hãy xác định loại kính áp tròng mà bạn đang đeo bởi nó sẽ quyết định cách bạn bảo quản kính. Loại dùng một lần trong ngày hầu như không cần phải giữ nhiều trong khi những loại có thời hạn sử dụng lâu hơn sẽ đòi hỏi việc bảo quản rất công phu để tránh những bệnh về mắt.
1. Trước khi bạn tiếp xúc với kính, hãy rửa tay bằng xà phòng nhẹ và đảm bảo rằng chất rửa tay này không chứa nước hoa, tinh dầu hoặc chất dưỡng ẩm. Các chất này sẽ để lại một lớp mỏng trên da tay bạn và có thể gây ngứa mắt hoặc mờ mắt nếu bị dính lên kính. Lau khô tay bằng một chiếc khăn khô và không có xơ vải.

Rửa mắt kính áp tròng đúng cách
2. Nếu bạn dùng những sản phẩm như xịt tóc, dưỡng tóc,... hãy sử dụng chúng trước khi đeo kính áp tròng. Ngoài ra, bạn nên để móng tay ngắn và mịn để tránh việc làm xước mắt và kính.
3. Chỉ trang điểm mắt sau khi đã đeo kính và tẩy trang trước khi tháo kính.
4. Một số loại kính cần sản phẩm chăm sóc chuyên dụng. Do đó, hãy luôn sử dụng dung dịch khử trùng, thuốc nhỏ mắt và chất tẩy rửa mà bác sĩ khuyên dùng bởi một vài sản phẩm khác sẽ không thích hợp cho mắt của bạn.
5. Không bao giờ được để nước máy tiếp xúc trực tiếp với kính áp tròng, thậm chí nước cất cũng là môi trường của những con bọ nhỏ có thể khiến mắt bạn bị nhiễm trùng và ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn.

Chỉ trang điểm mắt sau khi đã đeo kính áp tròng và tẩy trang trước khi tháo kính
6. Không được bỏ kính áp tròng vào miệng để rửa bởi khoang miệng của bạn chứa rất nhiều vi khuẩn.
7. Sau mỗi lần sử dụng, chà nhẹ nhàng bằng ngón trỏ với kính trong lòng bàn tay kia để loại bỏ những chất tích tụ. Sau đó rửa sạch kính bằng dung dịch vô trùng hoặc nước nóng.
Cách đeo kính áp tròng an toàn
1. Chỉ đeo kính trong ngày và không đeo quá lâu (hơn 8 tiếng). Lưu ý hạn sử dụng của kính để thay kính đều đặn. Không bao giờ được sử dụng chung kính với người khác bởi như vậy khả năng bị nhiễm trùng sẽ rất cao.
2. Không đeo kính áp tròng khi đi ngủ trừ khi đó là loại kính điều trị cận thị qua đêm bởi vì khi bạn nhắm mắt, nước mắt của bạn sẽ không đem lại nhiều oxi cho mắt như lúc mở.
3. Tránh để miệng chai dung dịch rửa tiếp xúc với những thứ khác như tay, kính hoặc mắt bởi như vậy dung dịch sẽ bị nhiễm bẩn.
4. Khi đeo kính áp tròng, hãy đeo thêm một chiếc kính chống UV hoặc đội một chiếc mũ rộng vành để bảo vệ mắt bởi kính áp tròng khiến mắt bạn trở nên nhạy cảm với ánh sáng hơn.
5. Để giữ mắt ẩm, hãy dùng thuốc nhỏ mắt hoặc nước muối chuyên dụng để cấp ẩm.

Cách đeo kính áp tròng đúng (ảnh phải). Hướng kính ngược (trái) - đúng chiều (phải).
6. Cách đeo kính áp tròng đúng hướng: đặt kính trên đầu ngón tay của bạn sao cho kính giống hình một chiếc bát. Nhìn từ phía bên, nếu hình dáng kính giống một chữ U, thì kính đã đúng hướng. Còn nếu kính bé lại và xòe ra ở phần đầu, bạn đã đặt kính ngược.
7. Không đeo kính áp tròng khi đi bơi kể cả khi có đeo kính bơi. Nước bể bơi hoặc nước hồ, biển,... có thể khiến mắt bạn bị nhiễm trùng nặng.
8. Nếu mắt của bạn bị kích ứng, hãy tháo kính ngay lập tức để tránh nhiễm trùng. Không được sử dụng lại kính cho đến khi bạn đã đi khám và biết rõ về nguyên nhân. Nếu có bất kì dấu hiệu gì như ngứa mắt, mờ mắt, có ánh sáng nhấp nháy hay mắt đỏ, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Theo SK&ĐS

4 chất dinh dưỡng tốt cho não bộ, người làm báo cần biết
Sống khỏe - 1 giờ trướcNghề làm báo đòi hỏi sự tập trung cao độ, khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy nên việc tối ưu hóa hiệu suất não bộ trở thành một trong số những ưu tiên hàng đầu. Việc tăng cường các loại thực phẩm tốt cho não giúp trí óc hoạt động hiệu quả hơn.

Người đàn ông 43 tuổi đột ngột nhồi máu cơ tim ngay trên đường đi làm thừa nhận có thói quen này
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, nguy cơ có thể đột ngột ngừng tuần hoàn nếu không được cấp cứu kịp thời.

'Thời gian vàng' trong cấp cứu đột quỵ thiếu máu não, xuất huyết não và nhồi máu cơ tim
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Trong cấp cứu đột quỵ và nhồi máu cơ tim, mỗi giây phút đều quan trọng, quyết định sự sống của người bệnh.

Sai lầm dễ mắc khi ăn chay có thể gây bệnh tim
Sống khỏe - 16 giờ trướcĂn chay đúng cách mang lại lợi ích cho sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, có một sai lầm nhiều người dễ mắc khi ăn chay lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nguyên tắc '3 không' giúp người trên 50 tuổi khỏe mạnh sống lâu
Sống khỏe - 16 giờ trướcTừ độ tuổi 50 trở đi, chúng ta cần đặt ra những nguyên tắc sống nhất định để không chỉ an yên mà còn có sức khỏe dẻo dai.

Người phụ nữ 33 tuổi mất con ở tuần 26 vì nguyên nhân hiếm gặp
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc hội chứng Budd-Chiari trên nền thai kỳ, kèm theo các biến chứng nặng như tăng áp lực tĩnh mạch cửa, cổ trướng, viêm phúc mạc và suy thai cấp.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mưa lũ, ngập lụt
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Những dịch bệnh thường gặp trong mùa mưa bão, lũ lụt là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…

4 thói quen buổi sáng giúp đánh bay mỡ bụng sau tuổi 40 mà không cần tập thể dục
Sống khỏe - 22 giờ trướcVòng eo thon gọn luôn là niềm mơ ước của nhiều người và những thói quen hàng ngày có thể giúp loại bỏ mỡ bụng mà không cần tập thể dục.

Những loại rau giúp giảm axit uric trong cơ thể
Sống khỏe - 1 ngày trướcĐể hỗ trợ hạ axit uric, bạn hãy thường xuyên ăn những loại rau có tác dụng giảm axit uric trong cơ thể dưới đây.

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...