Bí quyết góp phần cho ra đời những em bé khỏe mạnh
GiadinhNet - Thành lập từ tháng 8/2015, chỉ trong một thời gian ngắn, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã từng bước triển khai các kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số thành phố và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đa dạng các mô hình nâng cao chất lượng dân số
Nhiều năm qua, ngành DS - KHHGĐ TP Cần Thơ đã thực hiện tốt công tác giảm sinh, với tỷ lệ dưới 2 con/ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo chủ trương của ngành Dân số, TP Cần Thơ cần điều chỉnh mức sinh hợp lý, chuyển từ phương châm tuyên truyền "Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ một đến hai con" thành "Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con" cùng với việc triển khai đa dạng mô hình nâng cao chất lượng dân số. Do đó, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh giữ vai trò to lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Hiện nay, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho tất cả thai phụ và sơ sinh tại khu vực ĐBSCL, đồng thời, hỗ trợ mạng lưới sàng lọc của 12 tỉnh trong khu vực (trừ tỉnh Long An). Đây là đơn vị giữ vai trò chủ yếu trong chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật, vận hành hệ thống thu thập mẫu máu, xét nghiệm, chẩn đoán các bệnh thuộc chương trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Trung tâm còn phát triển và huấn luyện các kỹ thuật sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế tuyến dưới. Đồng thời, quản lý chất lượng sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và trẻ sơ sinh tuyến dưới; tiếp nhận, theo dõi và tư vấn điều trị (tùy khả năng) một số loại dị tật bẩm sinh ở giai đoạn bào thai và sơ sinh phát hiện được trong quá trình sàng lọc, chẩn đoán.
Khoa Chẩn đoán trước sinh và Khoa Sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ thực hiện khám, tư vấn trước sinh và sơ sinh. Khoa Chẩn đoán hình ảnh thực hiện siêu âm 3 tháng đầu đo độ mờ da gáy tầm soát hội chứng Down; siêu âm 3 tháng giữa khảo sát hình thái thai, tầm soát phát hiện các dị tật thai; thực hành các xét nghiệm máu sơ sinh, lấy máu gót chân tầm soát ba bệnh bẩm sinh: Suy giáp trạng, thiếu men G6PD và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Ngoài ra, đơn vị còn thực hiện sàng lọc điếc bẩm sinh và tim bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Thực hiện gần 10.000 ca sàng lọc, chẩn đoán trước sinh
Trong các mặt hoạt động chuyên môn của Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, nổi bật là vai trò của Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, vừa thực hiện vượt chỉ tiêu của Tổng cục DS - KHHGĐ giao, vừa nâng cao ý thức cộng đồng về hiệu quả của việc sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Từ đó, việc thực hiện sàng lọc theo hình thức xã hội hóa ngày càng thuận lợi. Đơn vị đảm đương tốt vai trò Trung tâm thứ tư của cả nước, góp phần nâng cao chất lượng dân số địa phương và các tỉnh vùng ĐBSCL.
Năm 2016, Trung tâm đã thực hiện sàng lọc - chẩn đoán trước sinh hơn 9.700 ca, tăng 52% so với năm 2015. Trong đó, có 437 ca nguy cơ cao, chấm dứt thai kỳ 70 trường hợp bị bất thường hệ thần kinh, đa dị tật, bất thường hệ bạch huyết, bất thường nhiễm sắc thể. Về sàng lọc, chẩn đoán sơ sinh, Trung tâm thực hiện lấy máu gót chân hơn 36.000 ca, tăng 38,8% so với năm 2015, trong đó, thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản thành phố hơn 13.000 ca. Qua đó, phát hiện 248 trẻ bất thường: thiếu men G6DP, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận, có 36 trẻ được chuyển lên tuyến trên điều trị. Trung tâm đã thực hiện sàng lọc tim bẩm sinh và khiếm thính hơn 25.000 trẻ sơ sinh, phát hiện 7 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh bị thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp động mạch phổi, hở van 2 lá, tứ chứng Fallot; hợp đồng xã hội hóa sàng lọc trước sinh và sơ sinh với các tỉnh: Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu và TP Cần Thơ.
Đề án nhân văn của ngành Dân số
Hiện nay, Tổng cục DS-KHHGĐ đang triển khai Đề án Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại hầu hết các địa phương.
Theo các chuyên gia, ước tính mỗi năm cả nước có khoảng hơn 1 triệu trẻ em sinh ra, trong đó có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Nếu được sàng lọc trước sinh và sơ sinh tốt thì sẽ phát hiện được khoảng 1.700 trẻ bị Thalassemia thể nặng; 1.400 trẻ bị bệnh Down; 500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 200 trẻ bị suy giáp trạng bẩm sinh; 10.000 - 20.000 trẻ bị thiếu men G6PD và nhiều bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Nếu thai phụ được sàng lọc trước sinh kết hợp với sàng lọc sơ sinh thì sẽ loại bỏ được 95% những dị tật bất thường và cho ra đời những đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
- Sàng lọc: Là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đơn giản, dễ áp dụng, có độ chính xác tương đối cao để phát hiện các cá thể trong một cộng đồng nhất định có nguy cơ hoặc sẽ mắc một bệnh lý nào đó. Sàng lọc trước sinh được tiến hành trong thời gian mang thai. Sàng lọc sơ sinh được tiến hành ngay trong những ngày đầu khi sinh.
- Chẩn đoán trước sinh: Là việc sử dụng các biện pháp thăm dò đặc hiệu được tiến hành trong thời gian mang thai để chẩn đoán xác định những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thông qua việc sàng lọc.
- Chẩn đoán sơ sinh: Là việc sử dụng các biện pháp thăm dò, xét nghiệm đặc hiệu đối với trẻ ngay trong những ngày đầu sau khi sinh để chẩn đoán xác định những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh thông qua việc sàng lọc.
Ngày nay, y học hiện đại cho phép thực hiện nhiều phương pháp chẩn đoán trước sinh đơn giản như siêu âm tại các cơ sở y tế, giúp phát hiện sớm các dị tật của thai nhi như: Bệnh tim bẩm sinh, bệnh Down, dị tật ống thần kinh và nhiều dị tật bẩm sinh khác. Đối với sàng lọc sơ sinh sẽ được tiến hành khi trẻ sơ sinh từ 36 - 48 giờ tuổi, sau sinh sẽ được nhân viên y tế lấy máu gót chân, việc sàng lọc sơ sinh sẽ cho phép xác định một số bệnh thường gặp như thiếu men G6PD (gây biến chứng vàng da, biến chứng thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động); suy giáp trạng bẩm sinh. Nếu những bệnh này được phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ phát triển bình thường, những đứa trẻ sinh ra có bệnh sẽ được điều trị kịp thời.
P.Vĩnh
Thu Sương

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.