Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí quyết thành công của chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia

Thứ sáu, 10:43 14/03/2014 | Y tế

GiadinhNet - “Giải thưởng Kovalevskaia và sự thành công trong nghiên cứu khoa học của tôi ngày hôm nay luôn có sự đóng góp rất lớn của các đồng nghiệp và hơn hết là hình bóng rất lớn của gia đình”, PGS.TS Lê Thị Luân, nhà khoa học vừa được nhận giải Kovalevskaia năm 2013 xúc động cho biết.

Bí quyết thành công của chủ nhân giải thưởng Kovalevskaia 1

PGS.TS Lê Thị Luân, một trong hai nhà khoa học nữ được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2013. Ảnh: P.B

 
Tiết kiệm hàng chục tỉ cho nhà nước mỗi năm
 
Đã qua những giây phút xúc động khi đứng trên bục nhận giải thưởng, nhưng khi trò chuyện, trong ánh mắt của nhà khoa học này vẫn ánh lên niềm tự hào bởi những cống hiến không mệt mỏi hàng chục năm qua của mình và các đồng nghiệp đã được vinh danh.
 
Với công trình khoa học cấp Nhà nước mang mã số KC.10.03/06-10 “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vaccine Rotavin-M1 sống giảm độc lực phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em Việt Nam”, chị và các đồng nghiệp đã đưa Việt Nam trở thành nước thứ 2 của châu Á (sau Trung Quốc) và là 1 trong 4 nước trên thế giới tự sản xuất được vaccine Rota với công nghệ cập nhật quốc tế.
 
Nói về sự ra đời của Rotavin-M1, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết, chị bắt đầu nghiên cứu từ năm 1998, khi đó chị vừa bảo vệ thành công luận án tiến sỹ. Đây là thời điểm mà các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có chương trình giám sát bệnh mùa đông tại Việt Nam.
 
Năm đó, ở Việt Nam, rất nhiều trẻ em nhập viện do nhiễm virus Rota gây tiêu chảy. Tuy nhiên, do việc dùng kháng sinh để điều trị không có kết quả nên các chuyên gia của WHO đã đưa Việt Nam vào một trong những nước thành viên giám sát virus trong 3 năm.

“May mắn, tôi được lãnh đạo Trung tâm tin tưởng chọn tham gia. Họ đề nghị các chuyên gia đưa ra ý tưởng làm thế nào để có vaccine ngừa tiêu chảy tốt nhất. Đây cũng là lý do tôi đề xuất đề tài nghiên cứu vaccine Rota cho trẻ”, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết.

Việc nghiên cứu và được ứng dụng thành công vaccine Rotavin-M1 trong thực tế đã đem lại niềm vui cho trẻ em và tiết kiệm hàng chục tỉ đồng cho Việt Nam mỗi năm. Giảm 5.300 đến 6.800 ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm đến 820.000 lượt thăm khám của trẻ và giảm 122.000 đến 140.000 lần trẻ phải nhập viện do virus Rota.
 
Như vậy, đã tiết kiệm được 5,3 triệu USD, trong đó 3,1 triệu cho chí phí trực tiếp, 685.000 cho chi phí không thuộc lĩnh vực y tế và 1,5 triệu USD cho chi phí gián tiếp để điều trị bệnh tiêu chảy do virus Rota ở nước ta.

Thành công có hình bóng rất lớn của gia đình

Trước đây, chồng chị - một Kiểm sát viên cao cấp của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao là một người rất bận rộn, “nhưng việc nhà anh lo hết để tôi tập trung vào chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Từ chăm sóc, dạy dỗ các con đến những việc trong gia đình, anh không để tôi phải bận lòng. Năm 2001, anh bị mắc một chứng bệnh hiếm có trên thế giới, sau 2 năm điều trị, chạy chữa thuốc thang rất nhiều nơi nhưng anh không qua khỏi”, PGS.TS Lê Thị Luân xúc động nói.

Chồng mất khi công việc nghiên cứu vẫn còn bộn bề và chưa có kết quả, hai con của chị, một bắt đầu vào cấp 2, một bắt đầu vào cấp 3 càng khiến chị thêm khó khăn hơn. “Lúc đó tôi suy sụp tinh thần lắm. Các con lại đang ở thời điểm rất cần sự quan tâm, chăm sóc nên tôi phải gần 1 năm sau mới lấy lại được thăng bằng. Cũng may, gia đình bên nhà chồng, đã luôn bên tôi và các con để động viên, chăm sóc, cho tôi sự thành công ngày hôm nay”, chị Luân tâm sự.

“Với nam giới, việc nghiên cứu khoa học có thể không vướng bận nhiều đến chuyện gia đình, nhưng với nữ giới thì dù làm gì vẫn phải chu toàn tất cả. Trước đây, khi còn chồng bên cạnh, tôi yên tâm tập trung vào công việc, chuyện dạy dỗ chăm sóc con anh hỗ trợ rất nhiều nhưng khi chồng mất, sau 1 năm, tôi phải sắp xếp lại toàn bộ kế hoạch để không bị, xáo trộn trong cuộc sống”, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết.

Nói về thành công của Việt Nam trong việc tự nghiên cứu và sản xuất vaccine Rota để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em, PGS.TS Lê Thị Luân cho biết, cái được lớn nhất khi tự sản xuất vaccine này là thành tựu của ngành y học dự phòng, để đưa ra một sản phẩm, phòng bệnh cho một loại bệnh rất phổ biến ở trẻ em; cái thứ hai là giúp Việt Nam chủ động phòng bệnh với giá thành giảm đi rất nhiều so với vaccine nhập ngoại; thứ ba là mục tiêu tiêm chủng mở rộng và đưa vào sử dụng miễn phí.

Trong suốt 24 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và sinh phẩm Y tế, mặc dù cùng một lúc đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng PGS.TS Lê Thị Luân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đến nay, PGS.TS Lê Thị Luân đã được tặng Bằng khen và danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; 4 Bằng khen của các bộ, ngành; 2 Bằng lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước; Cúp vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam... Đặc biệt, ngày 8/3 vừa qua, PGS.TS Lê Thị Luân đã vinh dự được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2013, một giải thưởng lớn do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng.

Nhưng trên hết, ở góc độ của một người phụ nữ, chị vẫn tự hào khi nhiều năm liền được tặng danh hiệu “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà”. “Làm nghiên cứu khoa học không phải lúc nào cũng là máy tính, kính hiển vi và ống nghiệm. Đối với tôi, thời gian vẫn rất cơ động, vẫn dành được những khoảng thời gian để chăm lo và bên gia đình”, PGS.TS Lê Thị Luân tâm sự.

Phùng Bình

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Người đàn ông 62 tuổi không còn khả năng điều trị do thói quen nhiều người hay gặp khi bị chó cắn

Y tế - 58 phút trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân đã bước sang giai đoạn toàn phát của bệnh dại – giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, tiên lượng rất xấu và hầu như không còn khả năng điều trị khỏi.

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Ngồi trong xe ô tô đang di chuyển, 2 bé ở Ninh Bình bất ngờ co giật, mất ý thức

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khoảng 1 giờ di chuyển bằng ô tô, cả hai anh em đều có dấu hiệu bất thường nên lập tức được đưa đi cấp cứu.

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Ngực to như phụ nữ, nam thanh niên phải nịt chặt, ngại không dám yêu

Y tế - 2 ngày trước

Mắc chứng phì đại tuyến vú khiến ngực to như nữ giới, nam thanh niên phải nịt chặt, giấu kín hơn 10 năm, không dám yêu.

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 2 ngày trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 4 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Top