Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biến chủng SARS-CoV-2 mới gây chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất xâm nhập bằng cách nào?

GiadinhNet - Quá trình phân tích, nhận diện chủng virus mới cho thấy ổ dịch ở sân bay Tân Sơn Nhất không liên quan đến ổ dịch ở Chí Linh hay Vân Đồn. Rất có thể, mầm bệnh xuất hiện từ ngày 16/1.

Biến chủng SARS-CoV-2 mới gây chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất xâm nhập bằng cách nào? - Ảnh 1.

Chiều 13/2 (mùng 2 Tết Tân Sửu), tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia cho biết lần đầu tiên Việt Nam phát hiện biến chủng virus SARS-CoV-2 từ chùm ca bệnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM.

Biến chủng SARS-CoV-2 mới gây chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất xâm nhập bằng cách nào? - Ảnh 3.

Nhận định về chủng mới phát hiện từ chùm ca bệnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đã có thêm thông tin nghi ngờ biến chủng virus này thâm nhập qua các chuyến bay từ một số nước có chủng này về Việt Nam. Ảnh: VGP

Mẫu bệnh phẩm được nghiên cứu giải mã lấy từ phết mũi họng của BN1979 và của hai trong số 4 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất được Bộ Y tế công bố vào sáng 8/2.

Kết quả định danh cho thấy cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda (Châu Phi) vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10/2020.

Quá trình phân tích, nhận diện chủng virus mới, các chuyên gia nhận định, ổ dịch ở sân bay Tân Sơn Nhất không liên quan đến ổ dịch ở Chí Linh hay Vân Đồn. Rất có thể, mầm bệnh xuất hiện từ ngày 16/1.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết diễn biến thực tế tại TP.HCM cho thấy chưa có chứng cứ cho thấy chủng này có khả năng lây lan nhanh.

Sau khi xem xét, phân tích các kết quả nghiên cứu, giả thiết, các biện pháp đã được triển khai, Bộ Y tế nhận định cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh ở TP.HCM với những biện pháp mạnh (khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, xét nghiệm diện rộng).

Biến chủng SARS-CoV-2 mới gây chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất xâm nhập bằng cách nào? - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

"Bộ vẫn đề nghị thành phố mở rộng diện xét nghiệm, nhất là với các khu công nghiệp, đây cũng là khuyến cáo chung với các địa phương. Chúng ta vẫn phải tiếp tục rà soát diện rộng, quét hết tất cả những nơi nghi ngờ, càng mở rộng lấy mẫu bao nhiêu, càng yên tâm bấy nhiêu, chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu hơn", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Tại đầu cầu TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, tổ trưởng Tổ thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, báo cáo đến chiều 13/2, từ chùm ca bệnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, ngành y tế đã phát hiện 36 ca nhiễm. TP.HCM đã xét nghiệm trên 5.000 trường hợp tiếp người nhà xúc gần, cơ bản là âm tính. Đồng thời cũng tiến hành xét nghiệm tầm soát ở những khu vực trọng điểm, đông người qua lại, tổng số hơn 4.800 mẫu đã được lấy, trên 2.000 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

Qua nghe phân tích sâu các nguyên nhân, dự báo các khả năng để tìm ra nguồn ổ bệnh ở TP.HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng chúng ta đã có thêm thông tin nghi ngờ biến thể virus này thâm nhập qua các chuyến bay từ một số nước có chủng này về Việt Nam.

"Có khả năng một số nhân viên ở sân bay tiếp xúc với thợ máy, nhân viên của một số chuyến bay chở hàng từ một số nước có biến thể này đến Việt Nam" – ông nói. Đáng lưu ý là các nhân viên, thợ máy của các hãng hàng không đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất chỉ ở trên máy bay, không nhập cảnh. "Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ khả năng mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào sân bay" – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Vì vậy, theo Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia, Việt Nam vẫn phải tiếp tục "3 mũi", thứ nhất phải truy vết thật nhanh, khoanh vùng cách ly; thứ 2 là phân tích virus, để dự báo, tìm nguồn lây; và thứ 3 là điều trị. Phó Thủ tướng lưu ý TP.HCM là địa phương lớn vì vậy lưới tầm soát diện rộng phải "dệt thêm" để tấm lưới tầm soát dày hơn nữa.

"Bên cạnh, việc xét nghiệm tất cả những người có biểu hiện nghi ngờ, khi đến khám tại các cơ sở y tế, hay những bệnh nhân nội trú có nguy cơ, các đồng chí cần định kỳ xét nghiệm các trường hợp ở những điểm có nguy cơ cao. Đây là điều rất quan trọng đối với những đô thị lớn như Hà Nộ hay TP.HCM, đòi hỏi sự linh hoạt, nhạy bén của anh em trên thực địa", Phó Thủ tướng nói.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Ban Chỉ đạo đã nghe lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, TP. Hà Nội báo cáo trực tiếp qua điện thoại.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu cho biết đến nay tỉnh đã kiểm soát hoàn toàn các tình hình dịch bệnh ở TP. Chí Linh, thị xã Kinh Môn. Còn tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng khẳng định đến giờ phút này Hà Nội đã kiểm soát tốt và sẽ tiếp tục siết chặt công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh.

Từ Quảng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hạnh cho hay đã kiểm soát tốt dịch bệnh và vẫn đang tiếp tục tiến hành các biện pháp quyết liệt để phòng ngừa.

Sau khi nghe báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo và ý kiến của các địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực của các địa phương, đặc biệt là các địa phương đang có ca nhiễm, trong những ngày Tết vừa qua đã cố gắng thực hiện nghiêm các yêu cầu về chuyên môn của Bộ Y tế. “Đến giờ phút này chúng ta đã giữ được cái Tết an lành trong điều kiện mới (...) Tuy vậy, chúng ta vẫn không được mất cảnh giác, vẫn phải tiếp tục!”, ông nhấn mạnh.

Một lần nữa, Phó Thủ tướng kêu gọi người dân luôn luôn cảnh giác, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang. Các tỉnh tiếp tục xử phạt những người ra nơi công cộng không đeo khẩu trang.

Võ Thu


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa

Y tế - 11 giờ trước

Các bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ nhận định, đây là tình trạng tối cấp trong sản khoa, đặc biệt nguy hiểm khi ngôi thai chưa lọt, vỡ ối, tử cung co chặt; sa dây rau khiến thai nhi bị chèn ép, gây thiếu oxy nặng cho thai nhi.

Sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần, bé trai 11 tuổi được phát hiện có bàn chân bẹt hai bên

Sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần, bé trai 11 tuổi được phát hiện có bàn chân bẹt hai bên

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trẻ bị sưng đau cổ chân phải sau khi chơi bóng rổ, tái phát nhiều lần trong 1 năm, bố mẹ đưa đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán trẻ có bàn chân bẹt hai bên, chân phải (chân trụ) mức độ nặng hơn chân trái.

Bị ô tô chèn qua người nguy kịch, nữ sinh 18 tuổi quê Hưng Yên thoát 'cửa tử' ngoạn mục

Bị ô tô chèn qua người nguy kịch, nữ sinh 18 tuổi quê Hưng Yên thoát 'cửa tử' ngoạn mục

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị vỡ khí quản gốc hai bên. Đây là một tổn thương rất nghiêm trọng và hiếm gặp với tỷ lệ tử vong cực cao.

Du khách nước ngoài vào cấp cứu '9 phần tử vong': Tôi như được sống lại lần nữa

Du khách nước ngoài vào cấp cứu '9 phần tử vong': Tôi như được sống lại lần nữa

Y tế - 2 ngày trước

Giữa chuyến du lịch Việt Nam, một du khách người Ba Lan (69 tuổi) đối mặt với tử thần khi động mạch chủ ngực - bụng bị lóc tách kèm khối phình khổng lồ sắp vỡ.

Sốt xuất huyết ở TPHCM tăng gấp 2,5 lần, nhiều trẻ sốc nặng

Sốt xuất huyết ở TPHCM tăng gấp 2,5 lần, nhiều trẻ sốc nặng

Y tế - 3 ngày trước

TP.HCM ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốc nặng đe dọa tính mạng, men gan tăng gấp 100 lần.

Cấp cứu trong đêm cứu người phụ nữ mang song thai 33 tuần nhiễm COVID-19

Cấp cứu trong đêm cứu người phụ nữ mang song thai 33 tuần nhiễm COVID-19

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, ca mổ diễn ra trong điều kiện vô cùng đặc biệt: Sản phụ mang song thai non tháng, có tiền sử mổ đẻ cũ, lại mắc COVID-19 – tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo và biến chứng.

Người đàn ông nhập viện khẩn do thói quen dùng điện thoại nhiều người hay mắc phải

Người đàn ông nhập viện khẩn do thói quen dùng điện thoại nhiều người hay mắc phải

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bàn tay trái bị dập nát nghiêm trọng, bàn tay bị chẻ đôi giữa đốt ngón II-III, ngực, bụng có vết thương.

Viết tiếp câu chuyện cổ tích về cô gái mắc bệnh tim bẩm sinh, chỉ có 1% hy vọng cách đây 13 năm, vừa vượt cạn thành công

Viết tiếp câu chuyện cổ tích về cô gái mắc bệnh tim bẩm sinh, chỉ có 1% hy vọng cách đây 13 năm, vừa vượt cạn thành công

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Em bé 7 tuổi với cơ hội chỉ có 1% thành công trên bàn mổ đó, giờ đã là một người mẹ. Cô vừa hạ sinh một bé gái nặng 3,1kg tại khoa Phụ sản, Bệnh viện E trong niềm vui sướng, hạnh phúc của gia đình.

Mua nhầm cồn độc hại để súc miệng, người đàn ông hôn mê sâu

Mua nhầm cồn độc hại để súc miệng, người đàn ông hôn mê sâu

Y tế - 6 ngày trước

Người đàn ông Hà Nội mua cồn 70 độ để súc miệng, ngậm chữa đau răng nhưng mua phải hàng giả dẫn tới hôn mê, tổn thương não nghiêm trọng.

Top