Bỏ cộng điểm học nghề khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có hợp lý?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT.
Bộ GD&ĐT bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT
Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT bỏ quy định học sinh giáo dục THPT, học viên giáo dục thường xuyên trong diện xếp loại hạnh kiểm có giấy chứng nhận nghề được cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại (loại giỏi đối với giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 2,0 điểm; loại khá đối với giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với bằng tốt nghiệp trung cấp được cộng 1,5 điểm; loại trung bình cộng 1 điểm).
Ghi nhận thực tế cho thấy, nội dung này còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, nếu bỏ việc cộng điểm học nghề trong xét công nhận tốt nghiệp THPT thì có nguy cơ làm giảm sự hào hứng của học sinh với việc học nghề, số lượng học sinh học nghề giảm, từ đó có thể khiến công tác phân luồng, giáo dục nghề nghiệp gặp khó khăn.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tuy nhiên, đa số đồng tình bởi điều này phù hợp với định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 khi học sinh không còn học nghề để lấy chứng chỉ sơ cấp nghề như chương trình phổ thông trước đây. Có ý kiến cho rằng, thực tế triển khai quy định này thời gian qua cho thấy việc cộng điểm học nghề cho học sinh không tạo cú hích cho việc hướng nghiệp, phân luồng. Nhiều học sinh đăng ký học nghề chủ yếu nhằm mục đích được cộng điểm khi xét công nhận tốt nghiệp THPT, sau khi tốt nghiệp THPT thì học đại học.
"Nhiều nước trên thế giới từng áp dụng dạy hướng nghiệp trong trường phổ thông và cũng đã bỏ"
Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT), việc bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là hợp lý, phù hợp với chương trình GDPT 2018.
TS. Hoàng Ngọc Vinh cho biết, có một số điểm bất hợp lý khi cộng điểm chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT, đó là nếu học sinh học nghề một cách nghiêm chỉnh tại các trường phổ thông, có kỹ năng nghề và đáp ứng tiêu chuẩn thị trường lao động thì học sinh này được cộng điểm khi tiếp tục theo học nghề sẽ hợp lý hơn việc cộng điểm vào xét tốt nghiệp THPT.
Thêm nữa, việc dạy nghề trong trường THPT hiện nay theo hướng "dạy cho có", học sinh học nghề phổ thông không phải vì mục tiêu phân luồng, hướng nghiệp, mục đích chính là được cộng điểm khi xét tốt nghiệp THPT. "Nhiều nước trên thế giới từng áp dụng dạy hướng nghiệp trong trường phổ thông và cũng đã bỏ vì không áp dụng được thực tế, vừa lãng phí thời gian, tiền bạc, học sinh thì đặt mục tiêu sai khi học.
Chúng ta nên thay việc này bằng việc có ý nghĩa hơn là hoạt động tư vấn hướng nghiệp. Nếu muốn, các trường phổ thông có thể kết hợp mời giảng viên trường nghề về dạy kỹ năng hẳn hoi cho học sinh theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề, có kiểm tra đánh giá rõ ràng", nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp nêu quan điểm.

Hà Nội công bố chỉ tiêu lớp 10 công lập 2025
Giáo dục - 4 giờ trướcChiều 11/4, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố chỉ tiêu lớp 10 năm 2025 của 119 trường công lập trên địa bàn.

10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%
Giáo dục - 1 ngày trướcNguyễn Phi Phong là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Thủy lợi với điểm trung bình học tập (GPA) đạt 3.85/4.0.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12
Giáo dục - 1 ngày trướcGần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp lạ
Giáo dục - 2 ngày trướcCác trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển bảo đảm kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Khảo sát trước kỳ thi tốt nghiệp: Hé lộ top 20 trường có điểm cao nhất ở Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcSở GD&ĐT Hà Nội vừa có báo cáo kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh lớp 11 và lớp 12 cấp THPT cho thấy top 20 trường học có kết quả tốt nhất và top trường ở chiều ngược lại.

Lịch nghỉ hè 2025 chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 do Bộ GD&ĐT tạo ban hành, các cơ sở giáo dục hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

Hà Nội tăng tỉ lệ học sinh vào lớp 10 THPT công lập
Giáo dục - 3 ngày trước“Năm học 2025-2026, các trường THPT công lập dự kiến sẽ tuyển ít nhất 64% học sinh vào lớp 10”, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết.

'Cuộc chơi tất tay' giúp nam sinh giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 4 ngày trướcSau khi chỉ giành Huy chương Đồng Olympic Toán sinh viên, học sinh toàn quốc năm 2024, năm nay Trần Văn Khánh quyết định dự thi cả 2 môn và quyết tâm ấy giúp em mang về 2 Huy chương Vàng.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dục - 4 ngày trướcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa bắt buộc dạy 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT
Giáo dục - 4 ngày trướcBộ GD&ĐT khẳng định chưa thể bắt buộc thực hiện việc dạy 2 buổi trong một ngày cho học sinh ở cấp THCS và THPT.

Bắc Kạn: Phát hiện nhiều bất cập tại một số trường mầm non trên địa bàn huyện Ba Bể
Giáo dụcGĐXH - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện huyện Ba Bể, Bắc Kạn phát hiện một số trường mầm non trên địa bàn cán bộ quản lý chưa tuân thủ quy định về tham gia hoạt động giáo dục.