Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỏ mỡ lợn ra khỏi bữa ăn của trẻ - sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải

Thứ ba, 13:08 04/04/2023 | Mẹ và bé

Chuyên gia cảnh báo sai lầm khi cha mẹ bỏ mỡ lợn ra khỏi bữa ăn của trẻ vì cho rằng thực phẩm này không tốt với sự phát triển của con cái.

Cho rằng sử dụng mỡ không tốt cho sức khỏe, dễ làm trẻ béo phì, sinh ra nhiều bệnh tật nên nhiều cha mẹ có thói quen sử dụng dầu oliu thay mỡ trong bữa ăn hằng ngày của con.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, chế độ ăn ít dầu mỡ được khuyến khích là tốt cho sức khỏe của người bị béo phì, giúp giảm cân. Tuy nhiên, việc này không đúng với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ luôn đòi hỏi được cung cấp các chất cân đối để phát triển toàn diện.

“Mỡ lợn là chất dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ. Nó là thành phần không thể thiếu cấu tạo nên màng tế bào, nhất là các tế bào thần kinh và nhiều hormone quan trọng” , BS Ninh nói.

Bỏ mỡ lợn ra khỏi bữa ăn của trẻ - sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải - Ảnh 1.

Mỡ lợn là nguồn thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Chất béo trong mỡ và dầu ăn là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K cần thiết cho cơ thể. Vitamin A hỗ trợ tăng trưởng, miễn dịch, thị lực. Vitamin E chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ sinh sản. Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng, còn vitamin D giúp phát triển chiều cao, xương, răng chắc khỏe. Trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, nếu thiếu dầu hoặc mỡ thì các vitamin thức ăn sẽ không được hấp thu. Từ đó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nhất là hệ thần kinh.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, tỷ lệ chất béo động vật trên chất béo thực vật trong cơ thể phải đảm bảo cân đối 50/50, theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng. Chúng ta bổ sung chất béo vào bữa ăn hàng ngày nên theo chế độ hợp lý, duy trì thực đơn đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi và kết hợp đầy đủ các nhóm thực phẩm dinh dưỡng.

"Mỡ lợn là nguồn thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của trẻ ", vị chuyên gia nói và thông tin mỡ lợn đảm bảo sạch sẽ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em.

Ở trẻ dưới một tuổi, chất béo chiếm 40-50% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ 1-3 tuổi chất béo chiếm 35- 40% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ đến 10 tuổi là 30-35%, trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành là 20-25% năng lượng khẩu phần ăn.

Theo các bác sĩ, mỡ lợn không làm tăng nguy cơ bệnh tật, chỉ những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, béo phì nên kiêng.

Bỏ mỡ lợn ra khỏi bữa ăn của trẻ - sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Hiện người dân có tâm lý ăn mỡ lợn bị mắc bệnh nên chuyển sang sử dụng dầu ăn hoặc bơ, dầu oliu để nấu ăn. Tuy nhiên, cả hai thành phần này đều có hàm lượng chất béo cao, trong khi thành phần chất béo trong mỡ lợn lại thực sự thấp hơn. Không giống như chất béo bão hòa, mỡ lợn chứa chất béo không bão hòa đơn, cung cấp chất béo tốt cho cơ thể.

Nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải, mỡ lợn sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ tuần hoàn cơ thể, tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn chặn bệnh tim mạch.

Bác sĩ Hưng khuyên các bà mẹ thay vì nghe thông tin một chiều loại bỏ cách máy móc các loại chất béo từ mỡ lợn thì cần trang bị kiến thức để chủ động đa dạng nguồn chất béo.

Ngoài chất béo từ mỡ lợn, phụ huynh có thể bổ sung nguồn chất béo có lợi trong các loại cá biển sâu (cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi...) vì chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch, protein chất lượng cao, nhiều loại vitamin và khoáng chất; quả bơ; ô liu; các loại dầu thực vật (gạo lứt, đậu nành, hướng dương...).

“Tuyệt đối không sử dụng thiên loại thực phẩm nào, trẻ cần được đa dạng bữa ăn, thực phẩm để có thể phát triển toàn diện”, vị chuyên gia nói.

Để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, các gia đình nên loại bỏ lối sống công nghiệp, giảm tối đa thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, dầu mỡ đã qua đun nấu ở nhiệt không sử dụng lại.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 3 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top