Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi

Thứ tư, 15:30 25/12/2013 | Bốn phương

Theo cư dân bộ tộc Zo’é, chiếc “khuyên” dài sắc nhọn bằng xương chân của khỉ được xuyên qua môi sẽ giúp họ đẹp và quyến rũ hơn.

Người Zo’é là một bộ tộc sinh sống trong khu rừng Amazon của Brazil. Từ hàng nghìn năm nay, người Zo’é không hề biết đến thế giới bên ngoài và sống theo kiểu quần cư như thời công xã nguyên thủy. Cuộc sống của họ vô cùng đơn giản và chỉ ở trần mà không dùng bất cứ thứ gì để che đậy.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 1 

Người Zo’é có kiểu làm đẹp vô cùng kỳ quái và đau đớn. Họ luôn đeo những chiếc xương khỉ xuyên qua môi như một món đồ trang sức. Trong những lần đi săn khỉ nhện, họ ăn thịt rồi chọn ra phần xương ống chân sắc, nhọn, dài thẳng rồi xuyên qua môi.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 2 

Việc sử dụng những chiếc khuyên môi bằng xương khỉ để làm đồ trang sức là niềm tự hào của người Zo’é. Thậm chí, kiểu làm đẹp này còn được tổ chức hoành tráng dưới dạng nghi lễ.

Nghi lễ xỏ khuyên môi được tiến hành cho cả nam và nữ, khi bé gái lên 7 tuổi và bé trai lên 9 tuổi. Chiếc khuyên được làm từ xương khỉ có tên gọi là “ m’berpots”. Kích thước chiếc khuyên xương sẽ được thay đổi khi những đứa trẻ lớn lên, trưởng thành và lập gia đình.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 3 

Không chỉ xuyên xương khỉ qua môi làm duyên, người Zo’é rất thích trang điểm bằng cách bôi khắp người màu đỏ của quả annatto và bôi vẽ lên mặt những hình vẽ khác nhau.

Theo họ, đó là một trong những cách để thu hút ánh nhìn của đối phương. Để ấn tượng hơn, người phụ nữ Zo’é đội trên đầu chiếc mũ làm từ phần lông yếm của những con kền kền.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 4
Theo cư dân Zo’él, quả annatto sẽ đem đến cho họ làn da màu đỏ "quyến rũ".
Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 5   

Bên cạnh nghi lễ xỏ khuyên, Seh’py còn là lễ hội tập thể lớn nhất của người Zo’é, đánh dấu những sự kiện quan trọng như sinh - tử, những bé gái có kinh nguyệt lần đầu và nghi thức săn lợn rừng đánh dấu sự trưởng thành của nam thanh niên trong bộ tộc.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 6
Phụ nữ Zo’é thường địu con mình bằng những chiếc địu được làm từ bông.

Trong ngày này, người Zo’é quây quần bên nhau uống rượu làm từ bất kỳ loại củ được mùa nhất trong thời điểm đó. Đàn ông Zo’é mặc những chiếc váy làm từ sợi dài được gọi là “sy’pi” và cùng với người phụ nữ ca hát, nhảy múa suốt đêm. Lúc bình minh là lúc lễ hội kết thúc và những người đàn ông sẽ móc họng để nôn hết chỗ rượu đã uống.

Người Zo’é sống trong những ngôi nhà tranh hình chữ nhật lớn. Các gia đình sống chung, ngủ chung với nhau trên những chiếc võng treo từ xà nhà. Cộng đồng người Zo’é được bao quanh bởi khu rừng rộng lớn, đầy ắp sắn, chuối, ớt và nhiều loại rau quả khác nên họ không bao giờ phải lo lắng về chuyện thiếu lương thực.

Họ còn trồng bông để làm đồ trang sức, làm võng, buộc vào đầu mũi tên hoặc dệt thành những chiếc địu trẻ sơ sinh.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 7
  
Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 8   

Người Zo’é duy trì hôn nhân theo chế độ đa thê, cả nam giới và nữ giới đều có thể kết hôn nhiều lần với nhiều người khác nhau. Xã hội người Zo’é hoàn toàn bình đẳng, tức là không hề có người lãnh đạo mặc dù ý kiến và sức mạnh của người đàn ông vẫn được coi trọng hơn.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 9  

Đàn ông Zo’é là những thợ săn vô cùng lành nghề. Họ thường đi săn riêng lẻ và chỉ đi săn tập thể vào những thời điểm nhất định trong năm. Vũ khí họ sử dụng là những mũi tên peccaries, cây lao và timbo - một loại độc cực mạnh làm từ nhựa của cây nho.

Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 10
  
Bộ tộc "trần truồng" và tập tục xuyên xương khỉ qua môi 11 
Năm 1987, bộ tộc Zo’é mới được Chính phủ Brazil thừa nhận, tuy nhiên, với số lượng ít và sống biệt lập đã nhiều năm, họ rất dễ bị tổn thương và khó thích nghi với cuộc sống hiện đại. Sự xâm phạm lãnh thổ, lấn chiếm đất đai, dịch bệnh… là nguyên nhân đe dọa sự tồn tại của tộc người Zo’é.
 
Theo Kênh 14/Soha
phamhuongthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, chuyên ăn thịt sư tử con

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Vũ khí lợi hại bậc nhất của loài chim này là bộ móng nhọn và sắc như dao. Bộ vuốt sắc nhọn kết hợp với những cú bổ nhào đạt vận tốc lên tới 250 km/h có thể giết chết các con mồi cỡ nhỏ như cáo, thỏ, lợn rừng, thậm chí cả chó sói hay sư tử con.

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Viên kim cương đen dính phải 'lời nguyền' huyền bí, hiện ở đâu?

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

Đây là một trong những viên kim cương nổi tiếng nhất trên thế giới.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Tiêu điểm - 16 giờ trước

Thành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Tiêu điểm - 18 giờ trước

Không chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Trong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Giá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Bức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Top