Bộ trưởng Bộ Y tế: Điều quan ngại nhất ở Bắc Ninh là lây nhiễm từ cộng đồng vào khu công nghiệp
GiadinhNet - Hiện một số nhà máy đã xuất hiện ca nhiễm, Bộ trưởng nói tỉnh này phải kiểm soát tốt dịch ở cộng đồng và ưu tiên cao nhất là đảm bảo an toàn ở khu công nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
10% công nhân ở Bắc Ninh là người từ Bắc Giang sang làm việc
Bày tỏ mối lo ngại dịch xảy ra tại các khu công nghiệp khu cộng đồng nơi có công nhân ở, bà Đào Hồng Lan - Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh - cho biết, toàn tỉnh hiện có 10 khu công nghiệp với 1.600 doanh nghiệp, hơn 332.000 công nhân.
Bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh - cũng cho biết trên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000 chuyên gia, trong đó có 4.000 chuyên gia ở Bắc Ninh nhưng làm việc tại Bắc Giang, tập trung ở những khu công nghiệp đang "nóng" về dịch ở Bắc Giang.
Tính đến trưa ngày 18/5, Bắc Ninh đã ghi nhận 42 ca mắc mới đều đã cách ly trước đó, nâng số mắc trên toàn tỉnh là 297 ca. Trong 42 ca mới ngày hôm nay, huyện Thuận Thành có 38 ca.
Theo bà Đào Hồng Lan, đáng lo là ngay trong tối 17/5, số người Bắc Giang về Bắc Ninh rất đông. Họ tá túc tại nhà trọ, nhà người quen nên lực lượng y tế rất vất vả trong việc truy vết rà soát đối tượng này.
10% trong số công nhân ở Bắc Ninh là người Bắc Giang sang làm việc, tỉnh đã rà soát toàn bộ người liên quan đến Bắc Giang và yêu cầu xét nghiệm ngay, đồng thời đề nghị khu dân cư quản lý chặt, không để người dân ra khỏi nhà khi chưa có kết quả. Tuy nhiên, nhiều khu công nghiệp, công nhân đã tỏa đi các nơi.
Bắc Ninh phải chủ động lấy mẫu ngẫu nhiên xét nghiệm liên tục
Tại buổi làm việc, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - đề nghị tỉnh Bắc Ninh chuẩn bị sẵn kịch bản có 3.000 ca mắc để phòng chống dịch. Còn GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - gợi ý Bắc Ninh đối với F1 bắt buộc xét nghiệm mẫu đơn, F2 có thể gộp mẫu để xét nghiệm. Đối với khu vực có nguy cơ cao nên sử dụng xét nghiệm PCR, còn những nơi không có nguy cơ cao thì nên xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đề nghị tỉnh vẫn cần thông báo thường xuyên tới các công nhân khi có dấu hiệu ho, sốt thì chủ động gọi đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn kịp thời.
Về điều trị, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - cho rằng đang có bất cập khi gần 300 bệnh nhân COVID-19 ở Bắc Ninh đang được điều trị rải rác ở 12 cơ sở y tế. Điều này sẽ khiến nguy cơ lây sang bệnh nhân khác cao hơn. Tỉnh nên "gom" bệnh nhân COVID-19 điều trị tại một số cơ sở y tế nhất định, trong đó có đơn vị chuyên điều trị bệnh nhân nặng.
Công nhân công ty Goertek (Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh) trong giờ ăn trưa.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng của Bắc Ninh là phải đảm bảo ngăn chặn dịch trong cộng đồng, đặc biệt hơn cả là đảm bảo an toàn tối đa cho các nhà máy, doanh nghiệp. Nếu để lây lan trong khu công nghiệp thì rất vất vả. Bài học của Bắc Giang là ví dụ điển hình.
"Điều quan ngại nhất ở Bắc Ninh là lây nhiễm từ cộng đồng vào khu công nghiệp. Hiện một số nhà máy đã xuất hiện ca nhiễm", Bộ trưởng nói do đó phải song song cả kiểm soát tốt dịch ở cộng đồng và ở khu công nghiệp.
Bộ trưởng lưu ý tỉnh Bắc Ninh về vấn đề cách ly, phải "đóng băng" xã Mão Điền và giám sát chặt chẽ mới ngăn được nguồn lây. Còn huyện Thuận Thành phải áp theo Chỉ thị 16 của Chính phủ nhưng ở cấp độ cao hơn, vì giãn cách là để tăng tốc tốc độ đuổi theo dịch.
Bắc Ninh cũng cần rà soát chuyên gia và người nhập cảnh như Bộ Y tế đã chỉ đạo, xét nghiệm cả kháng nguyên và kháng thể. Rà soát người ở Bắc Giang với những địa bàn trọng điểm (4 huyện), việc này nên để lực lượng công an thực hiện.
Về xét nghiệm, Bộ trưởng lưu ý Bắc Ninh cần tầm soát các đối tượng, khu vực nguy cơ cao, lấy mẫu ngẫu nhiên, phải xét nghiệm thường xuyên, liên tục, đồng thời tiến hành điều phối, lấy mẫu những đối tượng khác. Tỉnh cũng phải nâng công suất xét nghiệm, huy động tất cả các nguồn để đẩy mạnh hoạt động này.
Bộ Y tế sẽ chuyển 10.000 test xét nghiệm RT-PCR cho Bắc Ninh, nếu tỉnh cần thêm thì Bộ sẽ điều phối cấp thêm; đồng thời giao Đại học Y Hà Nội phối hợp địa phương lấy mẫu và xét nghiệm. Nếu tỉnh có nhu cầu cao hơn, Bộ sẽ điều các đơn vị khác hỗ trợ.
Về điều trị, Bộ trưởng đồng tình quan điểm của Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Bắc Ninh phải chuẩn bị kịch bản có 3.000 ca bệnh, phải chuẩn bị rõ để không lúng túng.
Người đứng đầu ngành y tế giao Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ Bắc Ninh khảo sát và thiết lập ngay ít nhất 30 giường hồi sức tích cực (ICU) để chủ động điều trị bệnh nhân nặng tại chỗ, cân nhắc việc đưa bệnh nhân về Hà Nội. Bộ trưởng nhấn mạnh giường ICU không thể đặt chung trong bệnh viện đa khoa. Bộ sẽ cung cấp đầy đủ máy thở theo đúng nhu cầu của Bắc Ninh cần.
"Bộ Y tế sẽ hỗ trợ Bắc Ninh ở khả năng cao nhất. Phòng chống dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh thành công thì sẽ thành công trên toàn quốc" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang cho biết, để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, từ ngày 29/4 đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức 34 cuộc họp bàn phương án phòng chống dịch. Cũng từ thời điểm đó đến nay đã có 119 văn bản liên quan đến phòng chống dịch được ban hành.
Đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh đã truy vết và cách ly hơn 3.800 F1 và khoảng hơn 30.000 trường hợp F2 liên quan đến 297 ca bệnh COVID-19; tỉnh đã chuẩn bị khoảng 600 giường bệnh sẵn sàng điều trị bệnh nhân COVID-19, đồng thời đã có phương án đảm bảo 1.500 giường điều trị trong trường hợp số ca bệnh gia tăng.
Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan cho biết ngay từ khi có ca bệnh ở Mão Điền, tỉnh Bắc Ninh đã đặt trong tình trạng báo động cao nhất. Đội ngũ cán bộ của tỉnh đã rất nỗ lực để có thể giữ được tình hình đến nay.
Võ Thu
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.