Bộ trưởng Bộ Y tế lo ngại tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Hà Nội
GiadinhNet - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long quan ngại với tình hình lây nhiễm ở Hà Nội và cho rằng Thủ đô phải thay đổi phương thức ứng phó, nâng lên một mức.
Phân tích tình hình dịch tễ tại buổi làm việc với UBND TP Hà Nội chiều 1/2, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết vụ dịch lần này khó khăn, phức tạp hơn và khác hẳn Đà Nẵng, bởi tốc độ lây nhiễm cao.
Đến 17h chiều 1/2, thành phố có 19 mắc COVID-19, trong đó có 1 ca liên quan đến ổ dịch tại tỉnh Quảng Ninh và 18 ca liên quan đến ổ dịch tại tỉnh Hải Dương.
19 ca bệnh tại Hà Nội ghi nhận tại 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đông Anh, Mê Linh.
Dịch lần này khó khăn, phức tạp hơn và khác hẳn Đà Nẵng
"Phân tích giải trình tự gene của ca bệnh COVID-19 quê Hải Dương phát hiện ở Nhật Bản cho thấy bệnh nhân nhiễm chủng biến thể mới SARS-CoV-2 của Anh, lây lan nhanh và có khả năng tăng nặng. Tiểu ban Điều trị đã báo cáo một số trường hợp trẻ tuổi nhưng trở nặng nhanh", Bộ trưởng cho hay.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, so với các đợt dịch trước đây, các chuyên gia tính toán chu kỳ lây nhiễm của dịch lần này đã rút ngắn hơn.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, khẳng định Hà Nội phải thay đổi và nâng cao hơn trong phương thức ứng phó. Ảnh: Trần Minh
Hơn nữa, thời gian khởi phát của bệnh cũng rất nhanh. Ở các đợt dịch trước, bệnh nhân phải mất 5-7 ngày thời gian ủ bệnh nhưng đợt dịch này, chỉ tới ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó khả năng nhân lên của virus và đào thải mầm bệnh rất cao.
"Chỉ mấy ngày đã sang đến chu kỳ lây nhiễm thứ 4, phải quyết liệt hơn", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Một điểm đặc biệt về đợt dịch lần này được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phân tích, đó là trước đây, virus SARS-CoV-2 lây từ người này qua người khác, nhưng với đợt dịch này, virus lây theo đường không khí. "Thực tế, chỉ trên một xe, 10/11 người lây nhiễm", hệ số lây nhiễm rất cao, trước đây chuyên gia tính toán là 4-5 (nghĩa là 1 người có thể lây cho 4-5 người) nhưng giờ là hơn 10.
"Quá trình phân tích dịch tễ cho thấy nhiều nguy cơ dịch lây lan nên phải hành động vừa nhanh vừa quyết liệt vì nếu không thì "tốc độ lây nhiễm của vi rút nhanh hơn hành động của chúng ta", GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Hà Nội phải thay đổi và nâng cao hơn trong phương thức ứng phó
Lo ngại trong tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khuyến cáo Thủ đô phải thay đổi trong phương thức và phải nâng cao hơn một mức trong ứng phó với dịch này so với trước đây.
Trong đó, Hà Nội cần nhanh chóng truy vết nhưng không chờ truy vết xong mới khoanh vùng mà cần phải khoanh vùng càng nhanh, càng rộng càng tốt.
Trước đây chúng ta có thể khoanh vùng diện hẹp (có trường hợp chỉ khoanh nhà đó và 2 căn liền kề), với dịch lần này, có bệnh nhân là khoanh vùng mạnh hơn, rộng hơn và lấy mẫu triệt để người dân khu dân cư đó cho xét nghiệm ngay. Khi có kết quả xét nghiệm âm tính thì dỡ giãn cách dần khu vực đó, phong tỏa diện nhỏ hơn. Còn nếu có ca dương tính là phải "phong tỏa cứng".
Lấy ví dụ, ở xã Tiến Thắng (Mê Linh) có 12.000 dân; ở xã Xuân Phương (Nam Từ Liêm) là 14.000 và khu vực xung quanh nhà máy Z153 ở Đông Anh có 20.000 dân thì buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm ngay lập tức mới chặn được quá trình lây nhiễm. "Về xét nghiệm và phong tỏa lần này Hà Nội phải làm cao hơn", ông nói.
Liên quan vấn đề xét nghiệm, Hà Nội phải hình thành tổ đội, lấy mẫu nhanh, cần thiết huy động lực lượng sinh viên y khoa của Bộ Y tế hay Hà Nội. Ở Hải Dương hiện đã có thể lấy từ 5.000-7.000 mẫu/ngày.

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Hà Nội tại điểm Trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội chiều 30/1. Ảnh: Lê Bảo
Người đứng đầu ngành Y tế khẳng định trung ương sẽ huy động 12 đơn vị trực thuộc hỗ trợ tối đa cho thành phố để tăng công suất xét nghiệm. Ngoài ra Hà Nội nên hợp tác với các đơn vị tư nhân. "Hà Nội phải đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, làm được 50.000 - 100.000 mẫu/ngày mới chạy đua được", Bộ trưởng yêu cầu.
Một vấn đề Hà Nội phải thay đổi trong phương thức ứng phó, về cách ly, Bộ trưởng nhấn mạnh tất cả trường hợp F1 bắt buộc phải cách ly tập trung, lần này phải coi đây là trường hợp nghi mắc bệnh COVID-19, nghĩa là nâng lên. Từ đó, khi truy F1 phải truy ngay F2 và coi đây là F1. "Có thế mới chạy đua nhanh với tốc độ của dịch".
"Phải thay đổi chiến thuật trong lần này, nâng cao hơn một mức". Với F2 cách ly tại nhà rất nghiêm ngặt, không dừng ở khuyến cáo, Bộ trưởng nói và lưu ý biến thể virus lây nhanh nên việc bảo hộ cho lực lượng lấy mẫu xét nghiệm và công tác phòng chống dịch rất quan trọng.
Về điều trị, trước mắt Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giao Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận bệnh nhân cho Hà Nội song yêu cầu thành phố cần khởi động ngay bệnh viện dã chiến, để phòng cho tình huống xấu.
Võ Thu

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 6 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 1 tuần trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.