Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ trưởng Y tế: "Sao Hà Nội báo nhiều giải pháp quyết liệt mà số mắc sốt xuất huyết tăng mãi?"

Thứ năm, 19:13 10/08/2017 | Y tế

GiadinhNet – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đặt câu hỏi như vậy với lãnh đạo ngành Y tế Hà Nội trong cuộc họp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, cuối giờ chiều 10/8.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 69.085 trường hợp. So với cùng kỳ năm 2016 (51.742/17) số mắc tăng 33,5%, số tử vong tăng 05 trường hợp.

Tại Hà Nội, tính đến 9/8, toàn thành phố đã ghi nhận 13.982 mắc. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận/huyện, 91% số xã, phường. Dịch năm nay đến sớm hơn 3 tháng với 3 type vi rút lưu hành: D1, D2, D4. Tính đến 9/8, toàn thành phố đã ghi nhận 1.538 ổ dịch.


Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp.

Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại cuộc họp.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh, khảo sát tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tính từ đầu năm đến ngày 21/7, toàn viện có 944 ca sốt xuất huyết, 798 ca trong đó là người Hà Nội. Nhưng tính từ đó đến 10/8, tổng số bệnh nhân nằm nội trú 2.027 người, 1.761 bệnh nhân là người Hà Nội, chiếm 87%. Số nhập viện vì SXH chỉ chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân nhập viện.

Tại các bệnh viện khác, số ca mắc SXH chiếm ¾ giường bệnh của Bệnh viện. Tại các bệnh viện khác của Hà Nội (BVĐK Hà Đông, BVĐK Thanh Trì, Bệnh viện Xây dựng...) đều có hàng trăm bệnh nhân SXH nằm điều trị. Hàng ngày các bệnh viện này tiếp nhận khám SXH khoảng 500-700 bệnh nhân.

Sau khi lắng nghe báo cáo về các giải pháp của Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt vấn đề: Mặc dù đã nhiều giải pháp quyết liệt nhưng tại sao số ca mắc SXH của Hà Nội không hề giảm? Bệnh nhân tại sao lại cứ tập trung ở viện Trung ương?

Giải trình vấn đề này, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, số mắc tuần sau luôn cao hơn tuần trước.

Ông Hạnh cho biết, dịch bệnh tại Hà Nội đang tăng nhanh, tăng cao và xảy ra trên diện rộng, nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát, lan rộng và kéo dài vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong đó, do nền nhiệt độ trung bình năm 2017 của khu vực miền Bắc cao hơn các năm trước, nhiệt độ ấm ngay từ đầu năm, mùa mưa đến sớm tạo thuận lợi cho muỗi phát triển; điều kiện vệ sinh môi trường, tốc độ đô thị hóa cao, nhiều khu lán trọ, nhà tập thể cũ, các khu đất trống xen kẹt, công trường với nhiều dân vãng lai đến làm ăn và sinh sống trên địa bàn.

Bên cạnh đó ý thức tự phòng bệnh của người dân chưa cao, phó mặc cho ngành y tế, các hộ gia đình phối hợp hạn chế trong phun hóa chất xử lý ổ dịch.

Tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue có 4 týp là D1, D2, D3, D4; các năm trước tại Hà Nội chỉ ghi nhận hai týp gây bệnh là D1 và D2, hiện nay đã phát hiện thêm týp D vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ số trường hợp mắc bệnh.

Dự báo thời gian tới dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp do đang trong thời điểm mùa dịch và điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc tơ phát triển.

Tất cả biện pháp phòng chống dịch hiện dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, những biện pháp dựa vào cộng đồng phần lớn làm chưa triệt để. Khoanh vùng đi 200 hộ nhưng không đi hết được từng đó“ – ông Hạnh nói và khẳng định đây là nguyên nhân quan trọng nhất. SXH vẫn tăng vì vẫn còn muỗi, bọ gậy.

TS Nguyễn Khắc Hiền – Giám đốc Sở Y tế cho biết, tình hình mắc sốt xuất huyết năm nay chủ yếu ở các quận trung tâm thành phố. Tâm lý chung của bệnh nhân là sốt cao thì vào viện trung ương, khu trung tâm.

"Nhưng số thực tế các bệnh nhân đang nằm ở viện thì 40% có thể không phải nằm viện" – TS Hiền nói. Hiện ở Hà Nội có 5 viện có nhiều bệnh nhân SXH là: Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa, Thanh Trì, Hà Đông.

Bổ sung ý kiến này, ông Nguyễn Văn Thường – Phó Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho biết nhiều bệnh nhân nằng nặc xin nhập viện, cam kết nằm ghép ở viện vẫn thoải mái.

Dự phòng với điều trị thì căng mình ra làm nhưng người dân vẫn thờ ơ lắm. Khi tháng 9 tới, sinh viên trở về Hà Nội học thì số ca mắc còn tăng gấp bội” – PGS Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nói.

Hạ hoả lập tức

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện phải tăng cường công tác truyền thông. Đối với người dân, cần đến cơ sở gần nhất theo hướng dẫn của cán bộ y tế, chỉ nhập viện khi cần thiết. Tuyệt đối không để bệnh nhân nằm ghép, nằm hành lang. Hiện các bệnh nhân tử vong chủ yếu là mắc các bệnh kết hợp.

Trước tình hình Hà Nội thiếu máy phun thuốc, Bộ trưởng đề nghị Cục Y tế dự phòng bổ sung thêm máy, xe cho Hà Nội, có thể huy động sự hỗ trợ của các địa phương khác. Sao cho Hà Nội phải có 20 máy đi phun để phun ngoài đường.

Bộ trưởng cũng đề nghị cán bộ phun phải phun đầy đủ các nhà, phun từ ngoài vào trong. Trong đợt này, tập trung chiến dịch phun hạ hoả.

Bộ trưởng đề nghị Hà Nội lập bản đồ ca mắc bệnh, huy động tất cả lực lượng đi phun, tập trung vào chợ, các cơ sở y tế, trường học, nhà trọ, công trường... Phun 3 lần trong 1 tháng. Phun lại những nơi đã phun.

Được biết, thời gian tới, Bộ Y tế cử 4 đoàn của 2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện SR-KST-CT Trung ương tăng cường hỗ trợ cho 4 quận của Hà Nội. Tổ chức tiếp 6 đoàn của Bộ Y tế đi kiểm tra 8 tỉnh trọng điểm về sốt xuất huyết.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Ghép thận cứu sống em bé 8 tuổi suy thận mạn giai đoạn cuối kèm suy tim

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, đây được xem là một trong những ca ghép thận khó khăn nhất từ trước đến nay của bệnh viện.

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Cho con uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bất ngờ phát hiện 'thủ phạm' trong vùng kín của bé gái 6 tuổi

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Được gia đình gặng hỏi, cháu bé kể có nhét một dị vật vào trong âm đạo khi ở trường.

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Bé trai 5 tuổi, nặng 60kg suýt tử vong chỉ vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ đây là lý do khiến bệnh năng hơn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Béo phì là một trong những yếu tố tiên lượng nặng của cúm. Bệnh nhân béo phì nhiễm cúm có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh, cần can thiệp điều trị tích cực, kịp thời.

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Bệnh viện Bạch Mai hội chẩn với chuyên gia Nhật Bản tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi vụ sạt lở ở Làng Nủ

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh nhi Mông Hoàng Thảo Ng. (nữ, 11 tuổi), dân tộc Tày là nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ - Phúc Khánh - Bảo Yên - Lào Cai.

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Đi khám vì bị ho kéo dài, người đàn ông 51 tuổi ở Nam Định bất ngờ phát hiện nhiễm sán lợn nguy hiểm vì ăn thịt theo cách này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bị ho lâu ngày nhưng tự uống thuốc ho không khỏi, người đàn ông ở Nam Định đi khám bất ngờ phát hiện bị nhiễm ấu trùng sán dây lợn thời gian dài, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Bộ Y tế trao hơn 3 tỷ đồng giúp Bắc Giang, Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão lũ

Y tế - 4 ngày trước

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngày 16/9, đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã đến các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả sau bão lụt...

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Người đàn ông 59 tuổi ở Hà Giang hoại tử nghiêm trọng vùng kín do tự ý làm điều này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng đau nhiều, sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử, nhiều mủ và giả mạc.

Top