Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...
Ngày 29/3, Bộ Y tế đã có văn bản hoả tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .
Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi
Trong văn bản do GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia ký ban hành, Bộ Y tế cho biết, trước diễn biến gia tăng và kéo dài của bệnh sởi ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong những tháng gần đây, đặc biệt số bệnh nhân sởi tăng cao trong quý 1 năm 2025 so với năm 2024; Đã có một số trường hợp người bệnh tử vong liên quan đến bệnh sởi.

GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia kiểm tra công tác điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Bạch Mai.
Nhằm tăng cường hiệu quả công tác phát hiện, phân luồng, thu dung, điều trị kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện nghiêm Công điện số 116/CĐ-TTg ngày 14/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng Y tế các Bộ chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý tiếp tục thực hiện các công việc trọng tâm sau:
Xây dựng, rà soát, cập nhật Kế hoạch phòng, chống bệnh sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị trong tình huống gia tăng các trường hợp người nghi mắc sởi, người bệnh sởi đến khám bệnh và nhập viện, gia tăng các ca bệnh nặng, nguy kịch.
Về truyền thông trong cơ sở khám, chữa bệnh, thực hiện các biện pháp truyền thông đa dạng (như qua loa phát thanh, poster, tờ rơi, website, fanpage..., hướng dẫn trực tiếp) để người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế, học viên, sinh viên hiểu rõ về bệnh sởi và các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hiệu quả của tiêm vaccine phòng ngừa sởi.
Đồng thời tổ chức hướng dẫn, khuyến cáo người nhà người bệnh, người nghi mắc sởi, người bệnh sởi áp dụng các biện pháp giảm lây lan bệnh như đeo khẩu trang, che miệng khi hắt hơi…
Về tổ chức phân luồng sàng lọc, thu dung, cách ly, điều trị sởi, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi.
Thực hiện phân cấp chuyên môn trong khám, chữa bệnh sởi theo đúng Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi được ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bố trí khu vực thu dung điều trị bệnh sởi cách ly tại khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi hoặc các khu vực cách ly của các khoa lâm sàng.
Phải bảo đảm việc cách ly ca bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo
Đối với các ca bệnh sởi nặng cần phải điều trị hồi sức tích cực, bệnh viện bố trí khu vực điều trị tại khoa/đơn vị Hồi sức tích cực, hoặc đơn vị/giường Hồi sức tích cực trong khoa Bệnh truyền nhiễm… và phải bảo đảm việc cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng lây nhiễm chéo.
Tổ chức hội chẩn khoa, liên khoa, bệnh viện theo quy định hoặc đề nghị hỗ trợ chuyên môn của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu.
Thực hiện điều chỉnh quy mô giường bệnh, bổ sung nhân lực phù hợp và theo đúng quy định hiện hành để đáp ứng công tác điều trị, giảm tải cho nhân viên y tế, tránh lây nhiễm chéo.

Phân luồng khám bệnh sởi tại Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng.
Hạn chế số lượng người thăm bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh về thực hiện các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi đã được ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các hướng dẫn liên quan.
Đào tạo, tập huấn triển khai Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi đã được ban hành tại Quyết định số 1019/QĐ-BYT ngày 26/3/2025, đặc biệt nhấn mạnh những điểm cập nhật mới trong Hướng dẫn.
Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch ứng phó theo diễn biến tình hình bệnh sởi, phối hợp chặt chẽ giữa công tác khám, chữa bệnh và công tác dự phòng.
Thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế các Bộ nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có khó khăn vướng mắc thì báo cáo kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, hướng dẫn.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 2 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 2 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 3 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 3 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí
Y tế - 3 ngày trướcTrong 100 phụ nữ đến khám sàng lọc ung thư vú miễn phí 2 ngày đầu tuần này, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 10 ca nghi ngờ.

Xe cấp cứu cùng bác sĩ đón, đưa nữ sinh vừa phẫu thuật đi thi tốt nghiệp THPT
Y tế - 3 ngày trướcTrước ngày đăng ký làm thủ tục thi tốt nghiệp THPT, nữ sinh N.H.C phải nhập viện mổ ruột thừa. Trong các ngày thi, xe cấp cứu cùng y bác sĩ túc trực đưa, đón bệnh nhân đặc biệt này.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.