Bộ Y tế tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế
GiadinhNet - Theo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), hiện Bộ Y tế đang quản lý 82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Dự kiến thời gian tới, Bộ sẽ giảm số đơn vị trực tiếp quản lý xuống còn khoảng 20. Công tác tinh giản biên chế cũng sẽ được thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hỏi thăm người bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là tỉnh có 9 trung tâm y tế thực hiện 2 chức năng (dự phòng và khám chữa bệnh, phục hồi chức năng). Ảnh: PV
Giảm từ 82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc xuống khoảng 20
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả cho các trung tâm y tế không có giường bệnh tại địa phương, cuối năm năm 2015, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BNV-BYT, theo đó sẽ giảm trung bình mỗi tỉnh 5 đơn vị và tiến tới sẽ giảm 315 đơn vị tại 63 tỉnh/ thành phố. Như vậy, sẽ giảm ít nhất 1.260 vị trí lãnh đạo (cấp trưởng, phó các đơn vị). Bên cạnh đó, sẽ giảm biên chế làm gián tiếp trong các tổ chức như: Hành chính, văn thư, tổ chức, lái xe, bảo vệ...
Ngành Y tế hiện có khoảng 17.000 cán bộ làm việc trong lĩnh vực này, trong đó có khoảng 3.400 cán bộ làm gián tiếp (chiếm khoảng 20%). Đến nay, đã giảm được 2.140 người (biên chế). Ví dụ như Hà Nội, có 41 kế toán, trong khi đề án vị trí việc làm mới chỉ cần 7 kế toán, giảm đến 34 người. Mỗi năm, Nhà nước không phải chi 154,080 tỉ đồng sau khi các tỉnh này tinh giản biên chế. Bộ Y tế cũng mạnh tay cắt giảm các phòng, ban của các Vụ, Cục trong Bộ. Từ đó, đã cắt giảm được hàng chục đơn vị và hàng trăm lãnh đạo các phòng.
Theo TS Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, các phòng trong Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế đã được sắp xếp, thu gọn đầu mối từ 94 phòng xuống còn 59 phòng, giảm 35 phòng (chiếm 37,2%), giảm 105 cán bộ lãnh đạo cấp phòng.
Đơn cử, tại Cục Phòng chống HIV/AIDS, các đơn vị như: Phòng Tổng hợp – Tài chính, kế toán, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học… được sáp nhập thành Văn phòng Cục. Qua sắp xếp, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã bớt từ 8 xuống 4 phòng trực thuộc, 10 lãnh đạo quản lý cấp phòng được cắt giảm.
TS Phạm Văn Tác cho biết, trong quy hoạch phát triển ngành Y tế đến 2025, tầm nhìn đến 2030, trên cơ sở chỉ đạo của Nghị quyết 18 Ban Chấp hành TW 6, khóa XII, ngành Y tế sẽ thành lập Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Trung ương (CDC) trên cơ sở sáp nhập các Cục phụ trách công tác chuyên môn trong khối y tế dự phòng lại thành một đơn vị. Như vậy, có thể giảm từ 3-4 đơn vị như hiện nay còn 1 đơn vị. Đồng thời, ngành cũng sẽ tiến tới thành lập đơn vị kiểm soát dược, thực phẩm và thiết bị y tế Trung ương (FDA) trên cơ sở các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn. Như vậy, cũng có thể giảm từ 3 đơn vị như hiện nay còn 1 đơn vị. Khối các đơn vị quản lý khám, chữa bệnh có cùng chức năng nhiệm vụ tương đồng sẽ được xem xét thành 1 đơn vị thực hiện nhiệm vụ này.
Cũng theo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, hiện Bộ Y tế đang quản lý 82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Trong đó, có 21/38 bệnh viện/ 82 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ toàn bộ kinh phí thường xuyên với số lượng 17.584 biên chế và 1.693 hợp đồng. Tổng cộng 18.277 người với kinh phí Nhà nước không phải chi phí khoảng 1.306 tỷ đồng/năm (tính trung bình lương mỗi người 6 triệu đồng/tháng).
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ rà soát, chuyển giao các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa Trung ương đóng trên địa bàn các tỉnh về UBND tỉnh quản lý, Bộ Y tế chỉ quản lý một số bệnh viện đầu ngành là cơ sở thực hành của các trường đại học Y - Dược và một số bệnh viện chuyên khoa đặc biệt.
Lựa người tốt nhất để tiếp tục nhiệm vụ ở tổ chức mới
Theo Vụ Tổ chức cán bộ, tính đến hết tháng 10/2017, có 70/2.040 đơn vị tuyến tỉnh, thành phố đã tự chủ kinh phí thường xuyên, với khoảng 35.000 biên chế không phải chi lương từ ngân sách Nhà nước, tiết kiệm khoảng 2.520 tỷ/năm (tính trung bình lương 6 triệu đồng/người/tháng). Ở tuyến huyện, có 202/420 đơn vị tổ chức thực hiện hợp nhất trung tâm y tế huyện và bệnh viện huyện thành trung tâm y tế huyện.
Theo tính toán, nếu hợp nhất 420 trung tâm y tế huyện và 420 bệnh viện đa khoa huyện, riêng ngân sách Nhà nước chi cho lãnh đạo 840 đơn vị sự nghiệp công lập này sẽ giảm 120.960 tỷ/năm. Đồng thời sẽ giảm được số lượng người làm hành chính khoảng 10.899 người (lái xe, thủ quỹ, văn thư, kế toán), ngân sách sẽ không phải chi khoảng 784 tỷ đồng/năm.
Theo TS Phạm Văn Tác, lãnh đạo Ngành đã quán triệt, khi sáp nhập tổ chức lựa chọn thì phải lựa chọn những người có năng lực thật sự tốt để tiếp tục giữ chức vụ trong tổ chức mới. Số còn lại sẽ xem xét tinh giản theo hướng, một số người sẽ làm chuyên môn hoặc điều chuyển sang vị trí khác.
Trao đổi với báo giới gần đây, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Đây là vấn đề rất nhạy cảm, khó khăn, phức tạp nhất vì liên quan từng con người cụ thể. Về chính sách cán bộ, không thể để anh em nghỉ việc ngay được mà có thể sẽ áp dụng phương án một số cán bộ nghỉ hưu nhưng sẽ không tuyển mới; hoặc một số cán bộ nghỉ hưu sớm, hưởng lương và phụ cấp một lần; hoặc một số nơi ở các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, nếu cần thì sẽ chuyển cán bộ quản lý về làm chuyên môn. Kèm theo đó là cơ chế tài chính tại các cơ sở y tế, giá tính đúng tính đủ, đưa lương vào giá, tự chủ.
Bộ trưởng cho biết, hiện Bộ Y tế đề xuất phương án nhiều cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh chỉ ký hợp đồng theo nhu cầu chứ không cần tuyển biên chế. Nếu 5 năm, cán bộ đó làm tốt thì có thể hợp đồng đến suốt đời hưởng chế bảo hiểm xã hội. Điều này sẽ tiết kiệm biên chế, tiết kiệm ngân sách. Ở nước ngoài, trong ngành Y không tồn tại biên chế mà làm theo hợp đồng, dạng 1 năm, 2 năm, 3 hay 5 năm, nếu làm tốt lại kéo dài hơp đồng, thậm chí họ còn làm việc tới hơn 70 tuổi, đến suốt đời. Những cơ sở khám, chữa bệnh tự chủ hiện đang theo hướng đó.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, những đơn vị như y tế dự phòng, y tế cơ sở, các bệnh viện, viện về phong, lao, tâm thần… thì không thể tự chủ ngay được. Nhà nước vẫn phải lo chế độ chính sách cho cán bộ, đào tạo, phụ cấp… Nhưng thời gian tới sẽ tiến tới việc áp dụng chính sách khoán, ký hợp đồng công việc nên không “phình” bộ máy.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, về công tác cán bộ, tinh giản biên chế sẽ phải làm từng bước, kỹ càng, cẩn trọng, không thể cho cán bộ nghỉ việc ngay mà phải tính các phương án bố trí việc làm. “Phải làm công tác tư tưởng, đảm bảo quyền lợi, phụ cấp cho anh em. Nếu thôi làm quản lý cũng phải đảm bảo chế độ phụ cấp quản lý cho họ đến khi nghỉ hưu” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thu Nguyên

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.