Bỗng dưng… chóng đói, thèm ăn liên tục
GiadinhNet - Một ngày, phải ăn tới 8 bữa từ 3h sáng tới 10h đêm, bà T mới cảm thấy yên tâm không bị đói, không bị choáng, lâng lâng. Chỉ trong 2 tuần, bà tăng tới 5kg. Đi khám, bà được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hoá.

Tăng cường vận động sẽ cải thiện tích cực hội chứng chuyển hoá. Ảnh: TL
Ngày 8 bữa vì rối loạn chuyển hoá
Cách đây 2 tuần, bà Trần Thị T (71 tuổi, ở Ninh Bình) bỗng nhiên rất hay đói, cảm giác “trống bụng”, thích ăn nhiều dù chỉ mới “dứt bữa”. “Nếu không ăn thì tôi mệt, đau đầu, chóng mặt, không tỉnh táo và luôn thấy lâng lâng, cảm giác đường huyết hạ lắm rồi”, bà T nói.
Những ngày đầu, vì không có đồ ăn sẵn nên bà T bị đói nhiều, có lần vì mệt quá, bà phải tìm nơi nằm nghỉ ngơi gấp vì nếu không sẽ chực ngã. Sau đó, bà luôn mang theo người đồ ăn như kẹo, bánh, chuối… “Lúc nào cũng phải có cảm giác ấm bụng, có thức ăn trong bụng thì mới yên tâm tỉnh táo được”, bà T nhớ lại.
Cũng vì cảm giác đói liên tục nên bà T phải nạp năng lượng liền tù tì 8 bữa/ngày. Bắt đầu 6h sáng, bà uống sữa. Sau đó, cứ cách 2 -3h bà lại ăn một bữa. Đến nỗi 3h sáng bà lại phải dậy ăn dù trước khi đi ngủ đã uống một ly sữa đầy. Con gái bà T cho biết, bà có tiền sử bị gout và đang sử dụng thuốc bình ổn huyết áp. “Khoảng 2-3 năm gần đây, mẹ tôi tránh tuyệt đối các món có thể làm tăng axit uric gây bệnh gout, chỉ ăn vài món cơ bản. Có thời gian dài mẹ tôi chỉ ăn cà chua, rau sam”, con gái bà T nói.
Với chế độ 8 bữa/ngày, chỉ trong 2 tuần, bà T tăng tới 5kg. Lo lắng có thể mắc bệnh, bà T đi khám ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Tại đây, bà được làm các xét nghiệm, siêu âm ổ bụng, tuyến giáp… Dù lượng đường trong máu của bà chỉ ở mức 5,4mmol/l (trong giới hạn bình thường từ 4,4-6,1), nhưng các bác sĩ phát hiện bà bị mắc chứng rối loạn chuyển hoá. Các bác sĩ kê đơn cho bà uống thuốc điều trị, giúp cơ thể bà được điều hoà, không còn cảm giác bị đói. Cùng với uống thuốc 3 tháng, bà T phải điều chỉnh gấp chế độ ăn, hạn chế nạp năng lượng để tránh bị tăng cân thêm, rất có hại cho người cao tuổi, đặc biệt là người đang bị gout và cao huyết áp như bà.
Cũng bị những triệu chứng “bỗng dưng thèm… ăn” như bà T là bà Nguyễn Thị H (60 tuổi, ở Thanh Hoá). Bà H cho biết, một buổi sáng quẩn quanh gần 5 tiếng bà ăn tới 4 bữa mới yên tâm đi lại mà không bị choáng. Cũng như bà T, đi đâu bà H cũng phải “dắt túi” rất nhiều đồ ăn. Đi khám, ngoài chứng rối loạn chuyển hoá, bà H còn được phát hiện có nhân xơ tuyến giáp.
Các chuyên gia cho biết, với những người bỗng dưng nhanh đói thèm ăn, đây là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh liên quan đến chuyển hóa cacbohydrate trong cơ thể. Sở dĩ người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn ngay cả khi vừa dùng bữa xong là bởi đường không được chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể hoạt động bình thường. Sự thiếu hụt này buộc cơ thể phải phá hủy các Protein của các bó cơ để tìm năng lượng thay thế, bù đắp vào phần năng lượng thiếu hụt.
Rối loạn chuyển hoá ngày càng tăng ở nhiều lứa tuổi
PGS.TS Trần Ngọc Lương - Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa là bệnh lý phổ biến, tỷ lệ mắc ngày càng tăng ở nhiều lứa tuổi. Hội chứng chuyển hóa là những rối loạn về chuyển hóa bao gồm: Rối loạn lipit máu, béo bụng, tăng huyết áp, tăng acid uric máu, thừa cân, béo phì, rối loạn dung nạp đường huyết. Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh: Tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...), đái tháo đường, gout.
Một nghiên cứu cách đây không lâu do nhóm chuyên gia thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Chiến lược và Chính sách y tế tại TP HCM, Hà Nội, Hải Dương, Khánh Hòa cho thấy, hơn 20% người từ 55-64 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa. Đáng lo ngại, hội chứng này đã xuất hiện ở lứa tuổi học đường. Còn một thống kê gần đây của Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam cho thấy, hơn 5 triệu người Việt đang có vấn đề rối loạn chuyển hóa, trong đó đa phần rơi vào những người đang bị bệnh tiểu đường. Khoảng 0,3% người trưởng thành ở Việt Nam mắc bệnh gout. Mức tuổi phổ biến đã nới rộng từ trên 40 xuống 20-60. Cá biệt, đã xuất hiện những trường hợp dưới 20 tuổi đã bị gout. Trong khi đó, số người bị mỡ máu cao ở nước ta cũng chiếm tới gần 1/3 dân số (29,1%), đang tăng nhanh ở lứa tuổi 35-44.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Tiến, nguyên Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để nhận biết mình có bị rối loạn chuyển hóa hay không, cần xem xét ở nhiều khía cạnh như: có bị thừa cân béo phì hay không; có cao huyết áp hay không; đặc biệt là cần làm xét nghiệm xem có rối loạn chuyển hóa mỡ và tăng đường huyết hay không. Một người dân có thể sơ bộ tự đánh giá dựa vào các chỉ số thể lực cơ bản của mình như: Chiều cao, cân nặng, chỉ số cơ thể (BMI), chỉ số đo vòng bụng, vòng hông hay chất béo dư thừa tích tụ xung quanh ổ bụng và dạ dày... Nhưng trên thực tế, nhiều người bị rối loạn chuyển hóa chỉ băn khoăn với việc mình bị béo và không thể tính đến việc chủ động phát hiện để quản lý, kiểm soát hội chứng này. Trong khi đó, những biểu hiện như béo bụng (béo trung tâm) đã có thể “tự do” dắt nhanh “khổ chủ” đến với các bệnh hiểm như trên đây.
Với người trưởng thành mắc hội chứng chuyển hóa, tùy thuộc mức độ, tình trạng sẽ có chỉ định điều trị. Việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường vận động, không hút thuốc lá sẽ cải thiện tích cực.
Quỳnh An

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 3 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 4 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Tưởng béo bụng, cô gái 18 tuổi bất ngờ phát hiện có khối u buồng trứng 'khủng'
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u buồng trứng kích thước lớn, chứa nhiều dịch nhày, chiếm gần hết khoang bụng.

Cô gái 25 tuổi nhập viện, nêu lý do 'liên tục phải nghỉ phép, ngại đi làm'
Sống khỏe - 1 ngày trướcNữ nhân viên văn phòng ở Hà Nội vào khám với tình trạng suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, không muốn đến công ty làm việc.

Tự tử ở trẻ vị thành niên: Khi con đau mà không nói, cha mẹ cần thấu hiểu những tín hiệu nhỏ để cứu con
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên, trong đó, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, căng thẳng do áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình hoặc mối quan hệ bạn bè là một trong những nguyên nhân chính.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.