Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bỗng thấy miệng xuất hiện 3 điều "lạ" nghĩa là ung thư đã hình thành, bạn nên đi khám khẩn cấp

Thứ sáu, 09:34 01/04/2022 | Bệnh thường gặp

Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi.

Ung thư khoang miệng thường được chú ý ít hơn các loại ung thư ở bộ phận khác như gan, phổi, dạ dày... nhưng thực chất số lượng bệnh nhân tử vong vì căn bệnh này không hề ít. Vào năm 2015, hơn 45.000 người Mỹ được chẩn đoán bị ung thư miệng hoặc họng. Hơn 8.000 người đã mất mạng vì ung thư, mỗi ngày đều cướp đi khoảng một mạng người mỗi giờ.

Ung thư khoang miệng là một tổn thương ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm: lưỡi, lợi hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi hay gặp nhất chiếm tỷ lệ khoảng 40%.

Theo Hiệp hội Nha khoa California (CDA), ung thư miệng thường bắt đầu từ một đốm nhỏ màu đỏ hoặc trắng không dễ nhận biết hoặc đau ở đâu đó trong miệng và thường không được chú ý cho đến khi nó lan sang một phần khác của cơ thể.

Ung thư miệng có tỷ lệ sống sót cao hơn rõ rệt khi được phát hiện sớm. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu thấy cơ thể xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây.

Những dấu hiệu của miệng nên cảnh giác với ung thư

1. Vết loét dễ chảy máu, lâu ngày khó lành

Theo trung tâm y tế học thuật Mayo clinic (Mỹ), một vết loét dễ chảy máu hoặc không lành chính là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất của ung thư miệng.

Thông thường, vết loét miệng không có gì là nghiêm trọng, chúng có thể xuất hiện khi bạn bị nhiệt, chẳng may cắn môi, ăn quá cay gây kích thích khoang miệng... nhưng với loại loét miệng này bạn chỉ cần dùng thuốc trong 1 tuần là sẽ khỏi.

download (1).jpg

Một vết loét dễ chảy máu hoặc không lành chính là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất của ung thư miệng.

Ngược lại, nếu đó là ung thư miệng thì vết loét sẽ ngày một phát triển, khó lành, dễ tái phát. Ngoài ra, vết loét miệng của những bệnh nhân này có màu vàng hoặc đỏ.

Nếu bạn điều trị vết loét trong vài tuần mà không thấy thuyên giảm thì nên đến bệnh viện kịp thời để được thăm khám và chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

2. Thường xuyên chảy máu bất thường trong miệng

Thông thường, một người có thể bị chảy máu miệng khi bị bệnh nha chu và do đánh răng sai cách. Nhưng nếu bạn đang không gặp các vấn đề trên mà vẫn chảy máu răng miệng thường xuyên thì bạn nên đến viện khám ngay để chắc chắn mình đang không bị ung thư đường miệng.

Ngoài ra có một dấu hiệu chung mà nhiều bệnh nhân ung thư miệng mắc phải đó là máu có thể không cầm được dễ dàng. Đi cùng cảm giác đau, nhạy cảm, hoặc tê ở bất cứ đâu trong miệng hoặc trên môi. Khó nhai, nuốt, nói hoặc di chuyển hàm hoặc lưỡi.

3. Thay đổi màu môi

Người khỏe mạnh sẽ có làn môi hồng hào, căng bóng... nhưng nếu bạn thấy gần đây sắc môi của mình chuyển sang màu nhạt nhòa thì nên kiểm tra xem mình có bị thiếu máu không.

Ngoài ra cần chú ý xem có các triệu chứng khó chịu khác trong cơ thể hay không. Ví dụ như có khối u bên trong miệng, đi ngoài ra máu... những điều này làm khiến cơ thể không đủ máu và dẫn đến sự thay đổi về màu môi.

Làm sao để chúng ta có thể phòng ngừa bệnh ung thư miệng?

Nếu bạn không có những dấu hiệu bên trên thì bạn có thể tạm thời cảm thấy yên tâm vì mình không mắc ung thư khoang miệng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ghi nhớ những điều dưới đây để ngăn ngừa bệnh xuất hiện:

- Ngừng sử dụng thuốc lá. Sử dụng thuốc lá, dù hút hay nhai, sẽ khiến các tế bào trong miệng tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm gây ung thư.

download (3).jpg

- Chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải. Đối với người lớn khỏe mạnh, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi, tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống.

- Tránh để môi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Bảo vệ da môi khỏi ánh nắng mặt trời, đội mũ rộng vành có tác dụng che nắng toàn bộ khuôn mặt, bao gồm cả miệng.

- Gặp nha sĩ thường xuyên. Hãy yêu cầu nha sĩ kiểm tra toàn bộ miệng của bạn để tìm những vùng bất thường có thể cho thấy ung thư miệng hoặc những thay đổi tiền ung thư.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Mỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Top