Hà Nội
23°C / 22-25°C

BS Trương Hữu Khanh nói về căn bệnh bị gọi tên 'vi khuẩn ăn thịt người'

Thứ năm, 15:49 09/06/2022 | Bệnh thường gặp

Thông tin một bệnh nhi bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công tại Đắk Lắk đang khiến cộng đồng hoang mang. BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo, đây là bệnh đã phát hiện từ lâu, không lây từ người sang người vì thế không nên quá lo lắng.

TPO - Thông tin một bệnh nhi bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công tại Đắk Lắk đang khiến cộng đồng hoang mang. BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo, đây là bệnh đã phát hiện từ lâu, không lây từ người sang người vì thế không nên quá lo lắng.

Ngày 8/6 các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đồng loạt đưa tin về một trường hợp bệnh nhi 9 tuổi ngụ tại tỉnh Đắk Lắk bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công. Thông tin trên ngay lập tức thu hút chú ý của dư luận xã hội và sự lo lắng, bất an của cộng đồng.

Trước tình hình trên, BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hội truyền nhiễm TPHCM cho biết: “Thật ra vi khuẩn ăn thịt người trong y khoa có bàn đến nhưng không phải là bệnh mà mạng xã hội đang hoảng loạn bàn luận. Từ "ăn thịt người " là do vi khuẩn này có tiết ra 2 độc tố gây "thối rữa thịt" nhưng vi khuẩn này có tên là Aeromonas hydrophila.

BS Trương Hữu Khanh nói về căn bệnh bị gọi tên 'vi khuẩn ăn thịt người' - Ảnh 1.

"Vi khuẩn ăn thịt người" không lây từ người sang người và có thể phòng ngừa hiệu quả

Theo BS Hữu Khanh, loại bệnh mà trường hợp ở Đắk Lắk gặp phải đang được bàn tán xôn xao trên mạng có tên Whitmore (hay bệnh melioidosis) và do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Đây là bệnh do vi khuẩn chứ không phải “vi khuẩn ăn thịt người” khi dịch sang tiếng Việt. Loại bệnh này không phải mới xuất hiện mà đã được phát hiện từ lâu.

Phân tích chuyên môn của BS Hữu Khanh chỉ ra, bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên cơ thể. Vi khuẩn từ từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "vi khuẩn ăn thịt người". Loại bệnh này gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong đất và nước không sạch khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập vào cơ thể người. Bệnh này không lây từ người sang người. Triệu chứng bệnh có thể cấp tính như: sốt, suy hô hấp, co giật hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử 1 hay nhiều vùng da trên cơ thể.

Bệnh Whitmore có thể phòng ngừa hiệu quả bằng những biện pháp đơn giản như: mang găng tay, mang ủng bảo vệ chân khi tiếp xúc với đất hay nước không sạch; rửa sạch tay chân bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ngay khi tiếp xúc với nước hoặc đất không sạch.

Những bệnh nhân bất ngờ có vết thương nhiễm trùng hoại tử trên cơ thể bác sĩ điều trị cần phải nghĩ đến bệnh Whitmore. Việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh và sử dụng đúng kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị, giúp bệnh không bị tái phát.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Với người bị sốt siêu vi, chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi.

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Thanh niên 30 tuổi đột quỵ, liệt nửa người vì thường xuyên ăn 2 món mà nhiều người trẻ Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Do chịu nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống, thanh niên 30 tuổi này chọn cách xả strees vào ăn uống. Anh thường xuyên ăn món mình ưa thích như gà rán, trà sữa...

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

6 thành phần cần lưu ý khi dùng vitamin tổng hợp

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Vitamin tổng hợp (đa thành phần) rất phổ biến trên thị trường. Nhiều người chọn dùng vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng cần chú ý tới các thành phần dưới đây… vì nếu lạm dụng hại nhiều hơn là có lợi.

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

9 thảo dược tự nhiên giúp giảm axit dạ dày

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Tăng axit dạ dày có thể dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và có vị chua trong miệng. Ngoài các thuốc kê đơn và không kê đơn, có thể thực hiện một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau do tăng axit dạ dày.

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Người bệnh tiểu đường ăn táo vào 3 thời điểm này còn tốt hơn thuốc bổ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn táo nên chọn táo xanh, không nên ăn quá 1 quả táo/ngày và nên chia vào 3 thời điểm: bữa phụ sau buổi sáng, buổi trưa (sau ăn chính khoảng 1 giờ), và bữa chiều.

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Top