eMagazine

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 1.

LTS: Bài báo này bắt nguồn từ một đoạn video PV Báo Gia đình & Xã hội ghi trực tiếp trong phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. Chứng kiến quá trình từ khi đặt nội khí quản, rồi cho bệnh nhân nằm úp giúp cải thiện chức năng phổi để không phải đặt (máy phổi nhân tạo) ECMO và tiến triển đến ngày 11/6 được rút ống nội khí quản khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo mới thấy sự căng thẳng, áp lực của đội ngũ y bác sĩ. Khi rút ống nội khí quản thành công, bệnh nhân bật khóc, chắp tay cảm ơn các bác sĩ đã cứu mình. Với những “chiến sĩ áo trắng", sau những giọt mồ hôi đổ xuống, chỉ cần các bệnh nhân ổn định sức khỏe, trở lại cuộc sống bình yên là họ thấy mọi hi sinh của mình đã được đền đáp xứng đáng...

Câu chuyện của BSCKII Trần Thanh Linh (Trưởng đoàn BV Chợ Rẫy chi viện Bắc Giang) chúng tôi ghi lại dưới đây sẽ giúp độc giả hình dùng được những cam go, căng thẳng bên trong mỗi căn phòng đặc biệt - nơi giành giật sự sống cho các bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 2.

Những ngày cuối tháng 5, “tâm dịch” COVID-19 là tỉnh Bắc Giang đang nổi sóng từng ngày. Ngay trong đêm 25/5, 13 thành viên BV Chợ Rẫy chúng tôi đã tức tốc lên đường tới tuyến đầu nóng bỏng này, để “chia lửa” cùng các đồng nghiệp.

Chiều muộn 26/5, chúng tôi đã có mặt tại Bắc Giang, làm việc với Sở Y tế tỉnh, rồi trực tiếp qua Bệnh viện (BV) Phổi - cơ sở đã được thiết lập 58 giường hồi sức tích cực với đầy đủ điều kiện điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng - để khảo sát nắm cụ thể tình hình các ca bệnh nặng. Và ngày 27/5, đội ngũ Bệnh viện Chợ Rẫy chính thức tiếp nhận công việc tại BV Phổi.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 3.

Đội ngũ các y bác sĩ BV Chợ Rẫy tại tâm dịch Bắc Giang

Thời điểm đó, tại BV Phổi có chưa đến 30 bệnh nhân trong khoa hồi sức, trong đó có 4 - 5 bệnh nhân thở oxy dòng cao, không có bệnh nhân thở máy. Tuy nhiên, diễn tiến bất ngờ là ngay trong đêm 27/6, bệnh nhân N.V.G (1987) được chuyển đến từ TTYT Hiệp Hòa. Bệnh nhân được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 ngày 21/5 và ngày 23/5 được nhập viện tại có biểu hiện ho nhiều, tức ngực, sốt. Đến ngày 25/5, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện khó thở và được chuyển tới BV Phổi Bắc Giang. Tại đây, sau khi bệnh nhân được chỉ định thở HFNC nhưng tình trạng bệnh cải thiện kém, vẫn sốt nhiều, kéo dài liên tục, tình trạng suy hô hấp không cải thiện nên bắt buộc phải thở máy qua ống nội khí quản, lọc máu. Đây là ca thở máy đầu tiên chúng tôi thực hiện sau khi tiếp nhận công việc tại BV Phổi. Rồi liên tiếp những ngày sau đó, các ca bệnh nặng được chuyển đến và cả những ca bệnh đang điều trị cũng diễn tiến nặng lên.

Vì đặc thù ca bệnh đợt dịch này là từ sau 7-10 ngày dễ bị tổn thương phổi nhanh, khi chúng tôi tiếp nhận chính là lúc đỉnh điểm của thời điểm điều trị. Mỗi ngày nhận liên tục 8-10 bệnh nhân, gần như “full” cả khu điều trị.

Thực sự trong tuần đầu tiếp nhận chúng tôi áp lực rất nhiều, căng thẳng đến nỗi anh em không có thời gian cạo râu. Ai khi rời khỏi phòng bệnh là cũng mệt mỏi rã rời chỉ muốn gục. Chúng tôi đã có những ngày thực sự quá áp lực. Áp lực lớn hơn rất nhiều so với tâm dịch Đà Nẵng năm 2020 - với những bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền, chất lượng sống của họ không có nên khi mắc COVID-19 chúng ta cố gắng điều trị nhưng không quá lạc quan.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 4.

Đội ngũ BV Chợ Rẫy có mặt tại BV Đa khoa để hỗ trợ 1 ca ECMO là sản phụ

Còn ở đây, tất cả bệnh nhân đều trẻ, họ chỉ mới ở tuổi 30 - 40, họ còn quá trẻ để yêu đời, để cống hiến. Nhưng phổi của họ đều tổn thương rất nhanh, ranh giới bệnh nhân từ nặng đến nguy kịch rất mỏng manh. Mốc thời gian đó theo dõi diễn tiến bệnh rất cực, cứu sống bệnh nhân trong thời điểm đó càng áp lực hơn.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 5.

Những khoảnh khắc đáng nhớ của các y bác sĩ BV Chợ Rẫy trong lúc điều trị cho các bệnh nhân COVID-19

Nhưng người khiến chúng tôi cảm thấy khó khăn, căng thẳng nhất có lẽ là bệnh nhân N.H.T (61 tuổi) - độ tuổi nằm trong nguy cơ cao của bệnh nhân COVID-19 và anh ấy là một nhân viên y tế nghỉ hưu.

Bệnh nhân N.H.T nhập BV Đa khoa tỉnh điều trị từ ngày 27/5 trong tình trạng khó thở, ho, SpO2 78%, được đặt nội khí quản, thở máy và lọc máu. Một ngày sau, bệnh nhân được chuyển tới BV Phổi. Đến sáng 1/6, bệnh nhân chuyển biến nặng hơn: giảm oxy máu, ứ CO2 buộc đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành đặt ECMO cho bệnh nhân.

Trong quá trình bệnh nhân nằm viện có những đợt huyết áp giao động, oxy máu khó khăn, phải huy động truyền máu nhiều đợt, có đợt nhiễm trùng do nhiều bệnh xâm lấn. Cộng thêm việc anh ấy là một nhân viên y tế - dù đã về hưu và không tham gia chống dịch nhưng với chúng tôi anh cũng là đồng nghiệp. Nghĩ tới những điều đó khiến chúng tôi càng mong muốn phải cứu được bằng được. Càng mong muốn thì càng thêm áp lực cho anh em.

Cuộc chiến thầm lặng giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nặng ở Bắc Giang

Chúng tôi rất nhiều nỗi lo lắng vì sau khi đặt ECMO, những lúc bệnh nhân tỉnh đều rất yếu đuối. Anh ấy luôn có cảm giác sợ, sợ mình không qua khỏi được. Vì thế, cho đến ngày anh cai được ECMO thành công, rút được ống thở đầu tiên, những giọt nước mắt của anh lăn xuống - giọt nước mắt của một người đàn ông 61 tuổi từng trải khiến chúng tôi cảm thấy nghẹn lòng.

May mắn bệnh nhân đã không phụ nỗ lực của mọi người. Đến ngày 10/6, bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, nói chuyện, gọi điện về cho người thân,... Cảm giác của chúng tôi như nhẹ nhõm, vượt qua áp lực và đã có được thành quả xứng đáng!

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 7.

Thực sự đến hôm nay là 16 ngày ở Bắc Giang và 15 ngày chính thức tiếp nhận ca bệnh tại đơn vị hồi sức BV Phổi, tới thời điểm hiện tại thành quả đạt được là đã cứu được rất nhiều bệnh nhân nặng, đặc biệt có 2 bệnh nhân nặng sáng 10/6 đã được ra viện. 

Một trong 2 người đó chính là bệnh nhân N.V.G - ca thở máy đầu tiên chúng tôi thực hiện sau khi tiếp nhận công việc tại BV Phổi. Ngay khi được cai thở máy, bệnh nhân đã chủ động xin chụp hình với ê-kíp điều trị và viết nguệch ngoạc mấy chữ đong đầy tình cảm: “Cảm ơn tất cả các y bác sĩ BV Phổi Bắc Giang đã kứu sống em”.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 8.

Không phải bản thân tôi mà tất cả anh em trong đoàn, anh em đồng nghiệp tại BV Phổi đều vui mừng. Vui mừng là những bệnh nhân nặng đó, đã có lúc chúng ta nghĩ là khả năng qua khỏi không quá nhiều, nhưng rồi chúng tôi đã làm được. 

Những ngày gần đây, phòng ICU bắt đầu trống, không thấy máy móc chằng chịt ở bệnh nặng nữa, tinh thần anh em rất phấn khởi. Nhất là khi ca đặt ECMO đầu tiên tại đây sau 1 tuần đã cai ECMO đã thành công, ca thở máy đầu tiên thì chuẩn bị xuất viện.

Mấy bệnh nhân diễn tiến bệnh tốt lên cũng dễ thương lắm rồi. Người thì xin gọi điện về cho người thân, người vừa cai máy thở, câu đầu tiên đã hỏi là "Cái ví của em đâu rồi?"; “Điện thoại em đâu?;... Hầu hết các bệnh nhân trong khoa hồi sức tích cực đều tỉnh táo, nói chuyện bình thường, ăn uống qua miệng chứ không cần dùng ống sonde.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 9.

Các bệnh nhân sau một thời gian điều trị đã tỉnh táo và thể hiện rõ tinh thần lạc quan

Đó là niềm vui của các thầy thuốc đội phản ứng nhanh BV Chợ Rẫy, của BV Phổi. Những giọt mồ hôi của đội ngũ y, bác sĩ rơi xuống đến nay đều được đền đáp xứng đáng với kết quả mang lại sự sống cho bệnh nhân. Từ những giọt mồ hôi đổ xuống chúng ta đã mang lại sự sống cho các bệnh nhân nặng như vậy thì không còn gì có thể vui sướng hơn.

Chúng tôi không mong chờ sự mang ơn của người bệnh đối với nhân viên y tế, mà chỉ mong sao họ sống thật khoẻ mạnh, thật bình yên. Đó là cách họ trả ơn cho đội ngũ y tế chúng tôi, mang lại cảm xúc cho chúng tôi rất nhiều.

Mặc dù thế, từ tận sâu, chúng tôi vẫn có một nỗi buồn khi thực sự chúng ta đã có 1 ca bệnh nặng tử vong tại BV Phổi. Khi tiếp nhận tại đây, chúng tôi đã tiên lượng ca bệnh này khó khăn vì bà đã 88 tuổi, lão suy, chưa tới 40 cân, suy tim, tăng huyết áp, đái tháo đường,... chúng tôi cố gắng để bà khoẻ lại nhưng khó. Như hồi Đà Nẵng, những ca bệnh lớn tuổi, chất lượng sống của họ không có nên khi mắc COVID-19 khiến phổi tổn thương, suy giảm miễn dịch, dù cố gắng lọc máu, hội chẩn quốc gia hướng điều trị, điều trị tích cực về mặt dinh dưỡng nhưng cuối cùng không cứu được. Khi người bệnh mất chắc chắn ai cũng đau xót nhưng càng đau xót thì càng phải cố gắng để những điều đáng tiếc không xảy ra.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 10.

Trong suốt 16 ngày qua, điều trị những ca bệnh nặng đưa tôi qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ lo lắng, căng thẳng, áp lực đến hạnh phúc ngày họ xuất viện. Nhưng có một điều khiến tôi xót xa là sự hy sinh của các y bác sĩ trong đợt điều trị. Thời tiết Bắc Giang nóng quá, cái nắng nóng 38-39 độ C khiến nhiều bạn mặc đồ bảo hộ sau 1-2 tiếng kiệt sức đến ngất, các anh em dìu ra ngoài. Có những lúc chúng tôi thấy các bạn nữ - nhất là điều dưỡng ngày đêm ở phòng bệnh, khi tháo khẩu trang là những vết hằn đỏ trên gương mặt còn rất trẻ.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 11.

Nữ điều dưỡng kiệt sức được dìu ra từ phòng bệnh nặng

Rồi ngay cả những điều bình thường nhất của con gái như chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng không có một chút thời gian. Rồi khi các em mệt mỏi cũng mặc nguyên bộ đồ bảo hộ nằm trong phòng thuốc để hưởng một chút mát điều hoà, thậm chí là ngủ thiếp đi. Chúng tôi thấy xót xa lắm!

Thế nhưng, không riêng đội ngũ Chợ Rẫy mà tất cả ê-kíp ở đây, tất cả các đoàn chi viện Bắc Giang không vì những điều đó mà họ từ bỏ. Mỗi ngày đến phòng bệnh, thấy các bệnh nhân nặng còn, các bệnh nhân nguy kịch còn thì không thể từ bỏ. Có lẽ đó là sức mạnh để chúng tôi vượt qua những ngày này!

Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà chính là đồng đội. Chỉ có ra chiến trường mới gọi nhau đồng đội nhưng những ngày tháng này, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau chiến đấu để giành sự sống cho bệnh nhân. Đó làm cho tình cảm, gắn kết miền Nam - Bắc. Chỉ một thời gian ngắn mà chúng tôi cảm thấy nơi đây chung mái nhà, tất cả cùng mục tiêu cuối cùng là dập tắt được dịch bệnh, cứu được nhiều bệnh nhân.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 12.

Đến hiện tại, có thể tạm yên tâm khi tình hình dịch ở Bắc Giang đã được kiểm soát, Bắc Giang đã bước sang giai đoạn mới “tập trung dập dịch”. Còn dịch bệnh tại quê nhà - TP.HCM những ngày gần đây đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch và đã có 1 số cơ sở y tế tạm dừng hoạt động vì liên quan bệnh nhân mắc COVID-19. Do đó, dự đoán trong 1 thời gian ngắn số ca nhiễm tăng nhanh thì chúng ta biết đặc thù virus lần này ngay cả người trẻ cũng khó chống đỡ, chắc chắn số bệnh nhân nặng sẽ tăng.

BSCKII Trần Thanh Linh: “Những ngày tháng này chúng tôi không gọi nhau là đồng nghiệp mà là đồng đội - Ảnh 13.

BS Trần Thanh Linh ướt đẫm mồ hôi sau khi bước ra từ phòng điều trị bệnh nhân nặng

Chúng tôi đã trao đổi với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn về tình hình dịch ở Bắc Giang đang chuyển biến tốt, điều trị ổn định ca bệnh nặng, đồng thời chúng tôi cũng đã chuyển giao, đào tạo đội ngũ tại chỗ trong thời gian 2 tuần qua có sự tiến bộ rõ rệt. Trong thời gian tới nếu ca bệnh nặng tiếp tục được kiểm soát thì ê-kíp BV Chợ Rẫy sẵn sàng nếu được điều động sẽ trở về hỗ trợ đồng nghiệp. Bằng những kinh nghiệm, kiến thức đã có để chung tay với TP.HCM dập dịch. Tuy nhiên, tôi vẫn tin tưởng với sự chuẩn bị từ trước cùng năng lực, vật lực và con người, TP.HCM sẽ đủ sức kiểm soát tốt đợt dịch này.

Và chúng tôi - những y bác sĩ Chợ Rẫy vẫn sẵn sàng trên tinh thần, nếu dịch tại Bắc Giang kiểm soát tốt, trường hợp không mong muốn, dù TP.HCM hay bất cứ địa phương nào cần, anh em Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn tiếp tục có mặt chung tay chống dịch.

NGỌC MAI - ĐỨC DUY
Kim Dung
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top