Hà Nội
23°C / 22-25°C

BV Bạch Mai: 25 ngày chạy đua cứu bệnh nhân nguy kịch “40 năm làm nghề chưa gặp”

Thứ bảy, 08:49 23/06/2018 | Y tế

GiadinhNet - Được chẩn đoán loét dạ dày, bệnh nhân Mai Thị Liễu (34 tuổi, Tuyên Quang) sau 3 ngày dùng thuốc bị sốc phản vệ, nhanh chóng rơi vào hôn mê, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Ca bệnh nặng “40 năm làm nghề chưa gặp”

Chiều 22/6, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức họp báo tiễn 2 bệnh nhân nặng ra viện. Một trong số đó là bệnh nhân Mai Thị Liễu (34 tuổi). Đây là ca bệnh mà PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ rằng: “Đến giờ, thầy của tôi, GS.TS Nguyễn Gia Bình (chuyên gia về hồi sức tích cực) đã hơn 40 năm làm nghề, và tôi hơn 30 năm làm nghề, cũng chưa bao giờ gặp ca bệnh nguy kịch như vậy".

Trước đó, tháng 5/2018, Khoa Hồi sức tích cực của Bạch Mai nhận được cuộc điện thoại từ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) nhờ hỗ trợ một ca sốc phản vệ rất nặng.

Chị Liễu trước đó đi khám ở BVĐK Hùng Vương được chẩn đoán loét dạ dày có chỉ định dùng hỗn hợp thuốc. Sau 3 ngày dùng thuốc, bệnh nhân có các biểu hiện dị ứng như đỏ da, phù mặt, bồn chồn, khó chịu… và được gia đình đưa trở lại BVĐK Hùng Vương (Phú Thọ) khám hôm 13/5 với chẩn đoán phản vệ, nhưng tình trạng nặng lên, bệnh nhân thấy mệt, chóng mặt tiếp đó là hôn mê, co giật, suy hô hấp nặng và ngừng tuần hoàn.

Ngay lập tức bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn ép tim ngoài lồng ngực. Sau 20 phút, bệnh nhân có tim đập trở lại. Bệnh nhân tiếp tục được xử trí sốc phản vệ theo phác đồ mới của Bộ Y Tế (thông tư 51/BYT/2017), đặt nội khí quản, thở máy, duy trì adrenalin...

Mặc dù được hồi sức tích cực theo đúng phác đồ nhưng sau đó bệnh nhân lại tiếp tục ngừng tuần hoàn lần 2, các nhân viên y tế lại tiến hành ép tim ngoài lồng ngực trong khoảng 15 phút nữa tim mới đập trở lại.

Đánh giá là một ca bệnh diễn biến phức tạp, đe dọa tử vong, BVĐK Hùng Vương đã liên lạc trực tiếp với chuyên gia đầu ngành về hồi sức, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Bệnh viện Bạch Mai để xin ý kiến hỗ trợ.

Nhận định là trường hợp phản vệ nguy kịch biến chứng ngừng tuần hoàn, suy đa tạng, GS.TS Nguyễn Gia Bình đã cử ngay bác sĩ giỏi của khoa là bác sĩ Phạm Thế Thạch cùng xe cứu thương lên đường đón bệnh nhân về Bạch Mai. BVĐK Hùng Vương cũng cử một kíp bác sĩ để vận chuyển bệnh nhân về Hà Nội sớm nhất có thể.

Hai kíp bác sĩ đã gặp nhau gần thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã nhanh chóng tiếp cận, vận chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai.


Bệnh nhân Mai Thị Liễu. Ảnh: Võ Thu

Bệnh nhân Mai Thị Liễu. Ảnh: Võ Thu

Hồi sinh sự sống cho bệnh nhân 5 ngày ngừng tim

Còn ngay tại khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ cũng đã sẵn sàng kĩ thuật tim phổi nhân tạo tại giường (ECMO) để ngay khi bệnh nhân có mặt là thực hiện.

Đúng như nhận định, bệnh nhân khi được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch: nhịp tim rất nhanh, 170 lần/phút, huyết áp thấp phải duy trì thuốc vận mạch liều rất cao, hôn mê sâu, suy hô hấp rất nặng, SPO2 chỉ đạt 60% với oxy tối đa, phù phổi cấp rất nhiều bọt hồng qua ống nội khí quản, xét nghiệm nhanh thấy có thiếu oxy và toan chuyển hóa nặng rối loạn. Các chuyên gia lúc này nhận định, nếu không thực hiện ECMO ngay lập tức, bệnh nhân khó được cứu sống.

Mặc dù kỹ thuật ECMO là kỹ thuật rất khó liên quan đến phẫu thuật mạch máu, trang thiết bị hiện đại nhưng để chạy đua với thời gian tính bằng phút nên chỉ trong khoảng 15 phút sau khi vào viện, máy ECMO đã được kết nối với bệnh nhân.

PGS.TS Đào Xuân Cơ nhớ lại, ngay sau khi có hỗ trợ của máy ECMO, nhịp tim của bệnh nhân giảm tử 170 xuống 120 và 80 lần/ phút và ngừng đập... Trong suốt 5 ngày, điện tâm đồ là đường thẳng và siêu âm tim thấy tim gần như không có hoạt động co bóp...

Tình trạng này kéo dài liên tục 5 ngày trong sự lo lắng của thầy thuốc và gia đình bệnh nhân khi thấy bệnh nhân hôn mê, đồng tử hai bên giãn, chảy máu rất nhiều nơi. Nhưng các thầy thuốc khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai đã tiếp tục chiến đấu với thần chết.

Đến ngày thứ 6, một chút hy vọng lóe lên, khi tim bắt đầu hoạt động trở lại trên máy theo dõi thấy các hoạt động điện của tim, nhịp tăng từ 50 lên đến 90 lần/phút, khi siêu âm thấy tim bắt đầu co bóp tốt hơn. Dù vậy, bệnh nhân vẫn rất nặng do suy đa cải thiện. Bệnh nhân vừa được tiếp tục ECMO, vừa được lọc máu, thở máy, truyền các chế phẩm máu, kháng sinh, duy trì thuốc chống đông…

Đến ngày thứ 12, tim đã hồi phục tốt hơn, ý thức tỉnh hơn đã tiến hành ngừng máy ECMO. bệnh nhân tiếp tục hỗ trợ thở máy, suy thận phục hồi chậm nên tiếp tục lọc máu. Đến ngày thứ 20, bệnh nhân tỉnh táo, hết suy đa tạng nên đã rút nội khí quản, thở oxy liều thấp, tập phục hồi chức nặng.

Ngày thứ 25 sau khi bị phản vệ, nhờ các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng kết hợp nên bệnh nhân đã tự đi lại được, không phải thở oxy.

Được biết, trước đây, những ca như này không có một biện pháp nào có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân nếu không có ECMO tuần hoàn ngoài cơ thể. Với ca bệnh này, ECMO cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ của các bác sĩ đã giúp họ giành lại sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.

Chiều 22/6, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã chia sẻ thông tin cứu sống bệnh nhân hôn mê do nhồi máu não cấp, đái tháo đường tăng áp lực thẩm thấu, viêm tụy cấp biến chứng suy đa tạng.

Bệnh nhân T.V.B (62 tuổi), tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, gút hơn 20 năm có biến chứng hẹp động mạch vành.

Ngày 6/5, bệnh nhân vào bệnh viện chuyên khoa ở Hà Nội trong tình trạng hôn mê, liệt hoàn nửa người trái, được chẩn đoán nhồi máu não cấp tính và được dùng tiêu sợi huyết (để phá cục máu đông).

Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân có diễn biến thêm là đau bụng rất nhiều, bụng chướng, xét nghiệm men tụy tăng cao. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh viêm tụy cấp nặng, đường máu tăng cao và bệnh nhân đi vào hôn mê, suy hô hấp, sốc sau đó chuyển đến bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm, trong tình trạng nguy kịch, hôn mê, liệt hoàn toàn nửa người trái, suy hô hấp rất nặng, bụng chướng căng.

Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức hội chẩn toàn viện, với chẩn đoán nhồi máu não, viêm tụy cấp, tăng áp lực thẩm thấu biến chứng suy đa phủ tạng và quyết định các biện pháp hồi sức tích cực.

Sau 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhân thoát sốc, tình trạng suy đa tạng cải thiện, nhưng vẫn liệt hoàn toàn nửa người trái, không có khả năng ho khạc, liệt hoàn toàn dây thanh âm bên trái.

Tiên lượng không thể rút được nội khí quản, bệnh nhân đã được mở khí quản và bỏ máy thở sau đó, tiếp tục được chăm sóc đặc biệt, kiểm soát nhiễm khuẩn, kiểm soát đường huyết… và đặc biệt là kết hợp phục hồi chức năng tại giường. Sau 45 ngày bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn, đường huyết, huyết áp được kiểm soát ổn định và ra viện.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 7 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top