Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cả thế giới đã thay đổi, Việt Nam vẫn hái trên cành, ăn tươi nguyên quả

Thứ ba, 21:02 12/07/2022 | Xu hướng

Xu hướng tiêu dùng trong nước và trên thế giới đang thay đổi, hướng tới sản phẩm gốc thực vật chất lượng, đa dụng và có giá trị cao về dinh dưỡng... Thế nhưng Việt Nam vẫn mãi bán ăn tươi, sản phẩm rau quả chế biến chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn.

Tỷ lệ rau quả chế biến còn quá ít

Sản xuất rau quả là một thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, đưa hàng vào chế biến được xác định là giải pháp không chỉ giúp gia tăng giá trị sản phẩm mà còn giải quyết được vấn đề áp lực mùa vụ, ổn định giá cả thị trường.

Điển hình như Sơn La, từ một tỉnh miền núi chỉ trồng ngô, sắn,... nay là vựa cây ăn quả lớn nhất miền Bắc với diện tích 82.800 ha, thành trung tâm chế biến nông sản lớn ở khu vực Tây Bắc. Bởi vậy, nông sản Sơn La gần như không cần “giải cứu”.

Tại diễn đàn “Đa dạng hóa sản phẩm rau quả chế biến, bảo quản gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ”, bà Cầm Thị Phong - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sơn La, cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.

Cả thế giới đã thay đổi, Việt Nam vẫn hái trên cành, ăn tươi nguyên quả - Ảnh 1.

Sản lượng rau quả của nước ta lên tới 28 triệu tấn/năm. Ảnh: Nam Khánh

Vụ nhãn năm 2021, tỉnh có chính sách hỗ trợ HTX, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh phí xây dựng lò sấy nông sản, container lạnh. Nhờ đó, toàn tỉnh đã chế biến được 65.000 tấn nhãn, giải tỏa áp lực tiêu thụ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng.

Bên cạnh đó, Sơn La cũng tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chuỗi liên kết, xây dựng các cơ sở chế biến trên địa bàn như Nafood, Doveco... Nhờ vậy, nông sản của nông dân được tiêu thuận thuận lợi hơn, xây dựng được nhiều thương hiệu đặc sản của vùng, bà Phong cho hay.

Dù thấy được hiệu quả, song phải thừa nhận rằng, tỷ lệ rau quả chế biến ở nước ta còn khiêm tốn, đặc biệt là chế biến sâu.

Theo thống kê, sản lượng rau quả của nước ta đạt 28 triệu tấn/năm, nhưng tỷ lệ chế biến chỉ đạt khoảng 12-17%. Ngành chế biến mới đáp ứng khoảng 8-10% sản lượng rau quả hàng năm. Đến nay, hơn 76% rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến, việc tiêu thụ vẫn chủ yếu ở dạng tươi hoặc sơ chế bao quản, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch khá cao.

Ông Ngô Quang Tú, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), cho biết, hiện có 157 cơ sở chế biến với công suất đạt gần 1,1 triệu tấn sản phẩm/năm. Quanh năm các nhà máy trong tình trạng thiếu nguyên liệu.

Ngoài ra, còn có hàng nghìn cơ sở sơ chế, chế biến quy mô nhỏ, siêu nhỏ, HTX, hộ gia đình ở khắp vùng miền. Tuy nhiên, những cơ sở chế biến này rất thiếu vốn sản xuất, quy mô vốn nhỏ, khó khăn về mặt bằng sản xuất, bảo quản sau thu hoạch kém, thiếu thiết bị tối thiểu dẫn tới tổn thất sau thu hoạch hơn 20%.

Đa dạng sản phẩm chế biến theo tín hiệu thị trường 

Theo bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao - nhu cầu ăn uống của người dân trên toàn thế giới đang được cân bằng theo hướng tốt cho sức khỏe và tiện lợi. Làm việc trực tuyến, làm việc tại nhà kéo dài do đại dịch khiến mọi người ngại đi ăn ở ngoài, khiến nhu cầu về thực phẩm chế biến lớn hơn. Do vậy, công nghệ chế biến thực phẩm phải ngày càng sâu, đa dạng, đa chức năng.

Trước đó, bà Hạnh từng đề cập đến câu chuyện nông dân Thái Lan có những bước phát triển hơn hẳn khi đi vào chế biến sâu, với trình độ cao hơn. Súp sầu riêng của họ được đóng gói đẹp mắt, mua về chỉ cần bỏ vào lò vi sóng hâm nóng lại rất tiện lợi, mùi vị thật sự hấp dẫn.

Cả thế giới đã thay đổi, Việt Nam vẫn hái trên cành, ăn tươi nguyên quả - Ảnh 2.

Đưa rau quả vào chế biến sẽ gia tăng giá trị sản phẩm, giảm áp lực mùa vụ. Ảnh: Nam Khánh

Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp của Việt Nam tại châu Âu, chia sẻ, thị trường châu Âu nhập khẩu rau củ quả khoảng 120 tỷ USD/năm. Song, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam sang đây chỉ đạt khoảng 190 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

“Vừa qua, các DN quy mô lớn, có công nghệ sản xuất hiện đại đã có sản phẩm chế biến thâm nhập thị trường này”, ông Công nói. Theo ông, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận thị trường châu Âu bằng sản phẩm rau củ quả đông lạnh, đóng lon.

Song, ông lưu ý đây là thị trường có khâu hậu kiểm được kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu cao. Một trong những tiêu chí, tiêu chuẩn quan trọng của nông sản xuất khẩu sang châu Âu là phải đạt ngưỡng dư lượng thuốc BVTV, các loại hóa chất tồn dư dưới mức quy định. Ngoài ra, khâu thiết kế mẫu mã, bao bì phù hợp với thị trường châu Âu, thân thiện với môi trường cũng là yếu tố cần được quan tâm.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nhận định, động lực để rau quả chế biến vươn lên chiếm chỗ đứng trên thị trường, đầu tiên phải nhìn từ các tín hiệu của thị trường.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi rất nhiều, tập trung vào các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Đặc biệt, sau đại dịch, người dân trong và ngoài nước hướng tới tiêu thụ những sản phẩm tinh, chất lượng, linh hoạt, đa dụng, giá trị cao hơn đang phát triển... Do vậy, buộc chúng ta phải có công nghệ để đáp ứng sự thay đổi đó, ông nhấn mạnh.

Về vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu, theo ông, ngoài các doanh nghiệp lớn cần quan tâm hơn nữa tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX... cần có chính sách liên kết vùng nguyên liệu để phát huy tiềm năng, thế mạnh.

Thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư cho 4 khu vực chế biến: các nhà máy chế biến lớn; cơ sở chế biến vừa và nhỏ; cơ sở chế biến phế phụ phẩm và trung tâm kết nối logistics nông sản. Từ đó mới có thể phát huy được hết năng lực của chế biến và bảo quản, giải quyết điểm yếu của nền nông nghiệp nhiệt đới có tính chất mùa vụ cao,... ông Toản nhấn mạnh.

Giá vàng hôm nay ồ ạt bán tháoGiá vàng hôm nay ồ ạt bán tháo

GiadinhNet - Giá vàng tiếp tục được điều chỉnh giảm khi giới đầu tư đổ xô mua đồng USD để dự trữ thay vì mua vàng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thị trường bất động sản sôi động trở lại, người dân đổ xô mua nhà riêng lẻ

Thị trường bất động sản sôi động trở lại, người dân đổ xô mua nhà riêng lẻ

Xu hướng - 1 ngày trước

So với quý trước, thị trường bất động sản của tỉnh Khánh Hoà trong quý 3/2024 đã sôi động hơn, lượng mua bán và giá trị giao dịch đều bật tăng. Trong các loại hình, nhà ở riêng lẻ dẫn đầu về lượng giao dịch.

Triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ cho vay mua, xây dựng nhà ở, giá nhà Hà Nội sắp chững giá?

Triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ cho vay mua, xây dựng nhà ở, giá nhà Hà Nội sắp chững giá?

Xu hướng - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia dự báo, những động thái tích cực của Chính phủ trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý, thì thời gian tới, nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại sẽ tăng trưởng và kéo giảm giá chung cư Hà Nội để phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân có nhu cầu ở thật.

Thần tốc tiến lên đỉnh lịch sử, chỉ 1 tháng bán rau quả ‘ôm’ về gần 1,2 tỷ USD

Thần tốc tiến lên đỉnh lịch sử, chỉ 1 tháng bán rau quả ‘ôm’ về gần 1,2 tỷ USD

Xu hướng - 2 ngày trước

Xuất khẩu rau quả vẫn tiếp đà tăng trưởng, thần tốc tiến lên đỉnh lịch sử khi “ôm” về gần 1,2 tỷ USD chỉ trong 1 tháng. Kim ngạch xuất khẩu thế mạnh này trong 9 tháng đạt gần 5,9 tỷ USD, xô đổ kỷ lục lịch sử 5,6 tỷ USD của cả năm 2023.

Xu hướng sở hữu búp bê Labubu hàng chục triệu đồng/con, sành điệu hay tốn kém?

Xu hướng sở hữu búp bê Labubu hàng chục triệu đồng/con, sành điệu hay tốn kém?

Xu hướng - 4 ngày trước

GĐXH - Những em búp bê đầy màu sắc có tên Labubu không chỉ thu hút trẻ em mà rất nhiều người đam mê sưu tầm mặc dù giá bán của Labubu có thể lên tới hàng chục triệu đồng/ mỗi con.

Chính thức trở lại thời hoàng kim, bán 'vàng đen' thu về hơn 1 tỷ USD

Chính thức trở lại thời hoàng kim, bán 'vàng đen' thu về hơn 1 tỷ USD

Xu hướng - 5 ngày trước

Giá tăng phi mã đã đưa loại hạt nhỏ xíu của Việt Nam được ví như “vàng đen” trở lại thời hoàng kim, khi chỉ 9 tháng xuất khẩu đã thu về hơn 1 tỷ USD.

Xô đổ kỷ lục của cả năm ngoái, ‘trái cây vua’ băng băng trên đỉnh lịch sử

Xô đổ kỷ lục của cả năm ngoái, ‘trái cây vua’ băng băng trên đỉnh lịch sử

Xu hướng - 5 ngày trước

Hàng trăm triệu dân Trung Quốc phát cuồng với sầu riêng, chi vài tỷ USD mỗi năm mua ăn. Còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu, tiền thu về từ bán loại “trái cây vua” trong 9 tháng ước lên tới 2,5 tỷ USD - kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Chị nông dân trồng cây cao vút "quý như vàng", nhẹ nhàng kiếm gần 5 tỷ đồng/năm

Chị nông dân trồng cây cao vút "quý như vàng", nhẹ nhàng kiếm gần 5 tỷ đồng/năm

Xu hướng - 6 ngày trước

Người phụ nữ có dáng người nhỏ nhắn này từng vất vả mót khoai, mót sắn, sau đó quyết tâm trồng loại cây quen thuộc, nào ngờ mỗi năm bỏ túi gần 5 tỷ đồng.

Đề xuất đánh thuế người đầu cơ bất động sản, nhà hoang, đô thị 'ma' có thực sự được 'đổi phận' ?

Đề xuất đánh thuế người đầu cơ bất động sản, nhà hoang, đô thị 'ma' có thực sự được 'đổi phận' ?

Xu hướng - 6 ngày trước

GĐXH - Nhiều ý kiến cho rằng, đầu cơ là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản méo mó, hình thành những đô thị "ma", nhà bỏ hoang nên việc đánh thuế người đầu cơ bất động sản sẽ giải quyết được tình trạng này.

Gỗ Việt Nam được Nga liên tục đổ tiền mua: xuất khẩu tăng hơn 200%, Việt Nam lọt top 5 thế giới

Gỗ Việt Nam được Nga liên tục đổ tiền mua: xuất khẩu tăng hơn 200%, Việt Nam lọt top 5 thế giới

Xu hướng - 1 tuần trước

Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cụ bà 73 tuổi thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ vườn tre 'độc nhất vô nhị'

Cụ bà 73 tuổi thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ vườn tre 'độc nhất vô nhị'

Xu hướng - 1 tuần trước

Nhờ mô hình trồng tre 4 mùa, gia đình bà Nguyễn Thị Sang không chỉ thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương.

Top