Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các biện pháp tránh thai nào là tốt nhất khi đang cho con bú?

Thứ tư, 08:23 10/05/2023 | Dân số và phát triển

Nhiều phụ nữ sau sinh rất lo lắng có thể sẽ mang thai khi “chuyện ấy” của hai vợ chồng được nối lại. Do đó các cặp vợ chồng nên nghĩ đến các lựa chọn các biện pháp tránh thai để không mang thai trong thời gian cho bú và khi con còn quá nhỏ.

Chị N.N băn khoăn vì kinh nguyệt trước khi mang bầu không đều, có khi 2-3 tháng không có, có tháng lại xuất hiện kinh nguyệt 2 lần và có lần kéo dài đến hơn nửa tháng mới hết.

Hiện tại, chị N.N mới sinh em bé được 2 tháng và chưa có kinh nguyệt lại nên rất lo lắng khi quan hệ lại thì có khả năng dính bầu. Chị N.N không biết có thể dùng thuốc tránh thai nào khi đang cho con bú không.

Còn chị Lê Thu T. mới sinh bé đầu cách đây 3 tháng và sau 1 tháng có kinh trở lại (chị T. không cho con bú). Trước đây, chị T. có chu kỳ kinh đều là 21 ngày nhưng đến tháng này đã quá 30 ngày chưa có kinh, dùng que thử thai vẫn lên 1 vạch. Chị T. lo lắng không biết có phải mình có thai không.

Đó là những băn khoăn khá phổ biến của phụ nữ sau sinh, sợ mang thai khi con còn nhỏ hoặc còn bú mẹ. Sau sinh em bé, phụ nữ cần chú ý đến những biện pháp tránh thai an toàn như sử dụng bao cao su, ngoài ra còn có những phương pháp tránh thai khác nhưng tốt nhất là sau khi sinh con, nên đi khám trong vòng 6 tuần để được bác sĩ tư vấn kế hoạch hóa gia đình và các lựa chọn kiểm soát sinh đẻ phù hợp.

1. Phương pháp vô kinh

Các biện pháp tránh thai nào là tốt nhất khi đang cho con bú? - Ảnh 1.

Cho con bú mẹ hoàn toàn làm chậm lại chu kỳ kinh nguyệt do chất prolactin có trong sữa mẹ làm cho hoạt động của hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi.

Phương pháp vô kinh hoạt động trên cơ sở cho con bú mẹ hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ ngăn chặn khả năng sinh sản của phụ nữ, ngăn ngừa mang thai trong khi đang cho con bú.

Đối với một số phụ nữ, vô kinh là một phương pháp kế hoạch hóa gia đình hiệu quả, tuy nhiên phải đáp ứng một số điều kiện như kinh nguyệt chưa trở lại từ khi sinh con và em bé bú mẹ hoàn toàn theo nhu cầu và không ăn bất kỳ loại thức ăn hoặc chất lỏng nào khác, em bé phải dưới 6 tháng tuổi. Theo Liên minh Thế giới về nuôi con bằng sữa mẹ, nếu người mẹ và em bé đáp ứng tất cả các điều kiện này thì cơ hội mang thai là rất thấp, dưới 2%.

Sau khi người mẹ ngừng cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và em bé bắt đầu dùng thức ăn bổ sung (ăn dặm), chẳng hạn như sữa công thức hoặc ngũ cốc dành cho trẻ em, cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu chuẩn bị cho việc mang thai và quá trình rụng trứng sẽ bắt đầu.

Nếu bất kỳ yếu tố nào ở trên thay đổi, người phụ nữ nên cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai bổ sung để tránh mang thai.

2. Kiểm soát sinh sản không nội tiết tố

Rào cản tránh thai

Các rào cản vật lý đối với việc thụ thai, chẳng hạn như bao cao su, màng ngăn hoặc nắp cổ tử cung , vẫn là một phương pháp tránh thai hiệu quả.

Các biện pháp tránh thai hàng rào không chứa bất kỳ kích thích tố nào nên không ảnh hưởng đến nguồn sữa của phụ nữ hoặc khả năng cho con bú.

Các bác sĩ thường khuyên phụ nữ đợi đến lần kiểm tra sau sinh đầu tiên trước khi đưa bất cứ thứ gì vào âm đạo. Điều này là do nguy cơ nhiễm trùng cao hơn cho đến khi cổ tử cung đóng lại và bất kỳ vết rách, vết thương nào đã lành.

Dụng cụ tử cung bằng đồng

Vòng tránh thai chứa đồng hình chữ T là một cuộn dây nhỏ được bọc trong một lượng nhỏ đồng ngăn ngừa mang thai bằng cách tạo ra phản ứng viêm trong tử cung khiến tinh trùng hoặc trứng không thể sống sót nên ngăn chặn thụ tinh.

Vòng tránh thai bằng đồng là một hình thức ngừa thai hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai lên đến 10 năm. Nếu phụ nữ quyết định tiếp tục mang thai, vòng tránh thai có thể được tháo ra dễ dàng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất 2 năm sau khi sinh nhằm có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn con. Vì thế, trong giai đoạn sau sinh, điều quan trọng nhất là chọn được phương pháp tránh thai phù hợp, vừa kế hoạch cho mẹ vừa an toàn cho con.

Triệt sản bằng thắt ống dẫn trứng

Phương pháp này là một hình thức ngừa thai vĩnh viễn và liên quan đến việc thắt ống dẫn trứng. Sau khi thắt ống dẫn trứng sẽ ngăn chặn hoàn toàn các tế bào tinh trùng gặp trứng.

Giống như các hình thức tránh thai không nội tiết tố khác, phương pháp này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ. Nhiều phụ nữ chọn thực hiện thủ thuật này trong khi sinh mổ khi không có ý định sinh con nữa.

3. Kiểm soát sinh sản nội tiết tố

Các biện pháp tránh thai nào là tốt nhất khi đang cho con bú? - Ảnh 4.

Que cấy tránh thai làm giảm nguồn sữa mẹ nên không được lựa chọn khi đang cho con bú.

Hầu hết các hình thức tránh thai nội tiết tố có thể an toàn và sẽ không ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn hơn là ảnh hưởng của các hình thức tránh thai này đối với nguồn sữa của mẹ.

Kiểm soát sinh sản nội tiết tố thường chứa các dạng hormone estrogen và progesterone.

Mặc dù một số phụ nữ có thể dung nạp các biện pháp tránh thai nội tiết tố mà không gặp vấn đề gì, nhưng đôi khi estrogen trong các sản phẩm này dễ khiến nguồn sữa của mẹ bị mất hoàn toàn. Đây là nguy cơ lớn hơn ở những phụ nữ đang nuôi con lớn tháng hoặc những mẹ đang đối mặt với vấn đề ít sữa.

Do đó, hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên phụ nữ đang cho con bú nên sử dụng kiểm soát sinh sản nội tiết tố chỉ chứa progesterone:

Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin

Đây là loại thuốc tương tự như thuốc tránh thai truyền thống nhưng chỉ chứa progesterone. Những loại thuốc này không chứa đường hoặc giả dược, vì vậy mỗi viên thuốc uống sẽ có hoạt tính. Loại này ít có khả năng ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ.

Thuốc tiêm Depo-Provera

Depo-Provera là một loại thuốc tiêm chỉ chứa progesterone sẽ giúp ngừa mang thai trong tối đa 3 tháng. Tuy nhiên, một số phụ nữ nhạy cảm với progesterone và không có cách nào để đảo ngược thuốc sau khi tiêm. Do đó, bác sĩ thường tư vấn người mẹ dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin với liều ngắn hạn trong một hoặc hai tháng để xem progesterone ảnh hưởng đến người mẹ và nguồn sữa như thế nào trước khi dùng liều tác dụng dài hơn.

Que cấy tránh thai

Que cấy tránh thai này hoạt động giống như thuốc tránh thai chỉ chứa progestin và thuốc tiêm Depo-Provera.

Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, que cấy tránh thai đã được phát hiện là làm giảm nguồn sữa. Que cấy tránh thai có hiệu quả từ 3 đến 5 năm, tùy thuộc vào nhãn hiệu và có thể dễ dàng tháo ra nếu người phụ nữ thay đổi ý định mang thai.

Do đó, các bà mẹ cho con bú trước khi sử dụng các biện pháp tránh thai nên hỏi ý kiến bác sĩ khi lựa chọn cách tránh thai để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Các bà mẹ cho con bú có thể tránh thai bằng phương pháp vô kinh cho con bú, sử dụng bao cao su và vòng tránh thai.

Điều quan trọng là người mẹ phải xem xét mục tiêu cho con bú của mình và nguồn sữa khi dung nạp việc sử dụng các lựa chọn nội tiết tố như thế nào. Nếu nhận thấy rằng nguồn sữa đang giảm do thuốc tránh thai chỉ chứa progestin thi nên tìm cách tăng nguồn sữa. Đây có thể là sự sụt giảm nguồn cung tạm thời. Cho con bú lâu hơn và thường xuyên hơn sẽ làm tăng nguồn sữa mẹ. Hút sữa sau khi bú cũng sẽ giúp tăng lượng sữa.


Nữ hộ sinh Đỗ Thanh Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 50 phút trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Top