Các bước tầm soát loại bệnh ung thư MC Quỳnh Chi vừa đột ngột phát hiện
GiadinhNet - Đây là loại ung thư phổ biến hàng thứ 10 ở Việt Nam, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
Mới đây, thông tin MC Quỳnh Chi phát hiện ung thư tuyến giáp khiến nhiều người hâm mộ quan tâm, lo lắng. Cô cho biết sau những biến cố cuộc sống, cô tạo cho mình thói quen cẩn trọng, thường đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Và trong lần khám gần nhất, cô phát hiện ra bệnh giai đoạn đầu.
PGS.TS Ngô Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm Xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ đầu cổ thuộc Bệnh viện - cho biết, những năm gần đây số lượng người bệnh đến khám tuyến giáp tại Bệnh viện K ngày càng tăng.
Đây là ung thư tuyến nội tiết chiếm nhiều nhất với tỉ lệ 92-95%, thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 10 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.471 ca mắc mới (với khoảng hơn 500 ca tử vong) nhưng may mắn, đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao.
Độ tuổi mắc ung thư tuyến giáp trung bình ở nam giới là 54 và nữ giới là 49. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi ngày càng nhiều.
Vì sao nhiều người mắc ung thư tuyến giáp?
Ngoài yếu tố môi trường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung, theo PGS Tùng có 2 nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc ung thư tuyến giáp được phát hiện.
Thứ nhất, do nhận thức, ý thức của người dân đã cao hơn. Nhiều người khi tình cờ đi khám, khám định kỳ, cảm thấy có những triệu chứng nhỏ như nuốt khó hay cũng đi khám rồi phát hiện bệnh.
Thứ hai, các phương tiện siêu âm, chẩn đoán hiện triển khai ở Bệnh viện K và các phòng khám về tuyến giáp có hiệu quả cao.
Sàng lọc, tầm soát bằng cách nào?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết, vì thế bước đầu tiên trong khám sàng lọc, tầm soát, bệnh nhân phải kiểm tra xem tuyến nội tiết đó có bị ảnh hưởng gì không, có bị rối loạn không, bằng xét nghiệm máu - một xét nghiệm chức năng rất đơn giản.
Sau đó, bác sỹ sẽ siêu âm tuyến giáp để xem kích thước có bình thường hay không (ví dụ như có u không). U tuyến giáp có 2 loại, đó là u đặc và u nang. Tuyến giáp có 2 thùy và eo, các bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ siêu âm rất kỹ cả 2 thùy và nang giáp để miêu tả cho người bệnh.
Nếu bác sĩ khám xong cho chỉ định làm siêu âm, rồi sau đó trả lời là một nang lành tính hoặc là một nhân giáp nhưng không nghĩ đến ác tính thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.
Tuy nhiên, kết quả siêu âm cho thấy có Tirad 3, 4 hay 5, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm một xét nghiệm nữa, là chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng kim tiêm nhỏ, chọc vào khối u.
Nếu là u nhỏ, bác sĩ phải dùng siêu âm để hướng dẫn chiều đi của kim, sao cho chính xác vào vùng nghi ngờ nhất, lấy được tế bào. Từ đây, bác sĩ sẽ đánh giá theo tiêu chuẩn để xác định tế bào đó có phải ung thư hay không.

Khám tuyến giáp cho bệnh nhân tại Bệnh viện K.
Một số dấu hiệu của bệnh: Khối u ở cổ; Bị khàn giọng; Xuất hiện u giáp trạng: u có đặc điểm cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt; Xuất hiện hạch vùng cổ: hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.
Triệu chứng muộn hơn có thể là: Khối u to, rắn, cố định trước cổ; Khàn tiếng, có thể khó thở; Khó nuốt, nuốt vướng, do u chèn ép; Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu; Siêu âm có thể nhận biết ung thư tuyến giáp.
PGS.TS Ngô Thanh Tùng cho biết nếu nhận thấy những bất thường của cơ thể khi xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đến ngay cơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Các chuyên gia Bệnh viện K vẫn khuyến cáo với những người chưa có dấu hiệu của bệnh vẫn nên đi khám tầm soát ung thư tuyến giáp 1 lần/năm.
Đối với những bệnh nhân đã có tiền sử đi khám phát hiện có khối u ở tuyến giáp, tùy theo mức độ nguy cơ để bác sĩ trực tiếp khám sẽ đưa ra khuyến cáo bệnh nhân nên khám định kỳ 3 tháng hay 6 tháng hay lâu hơn.
Rượu bia và thuốc lá là hai yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp.
Khi bạn sờ thấy hoặc nhìn thấy có khối xuất hiện vùng cổ hoặc có triệu chứng khàn tiếng, nuốt khó, nuốt vướng thì phải tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.
Thu Nguyên

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 1 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 3 giờ trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 6 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 7 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.