Các con đường lây nhiễm bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng và rất dễ lây nhiễm trong cộng đồng.
Tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng do hai nhóm tác nhân là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi.
Bệnh tay chân miệng xuất hiện với những tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước rất đặc trưng ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, lưng. Các trường hợp biến chứng nặng thường do nhiễm loại EV71.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng
Ở mỗi giai đoạn, bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, cụ thể như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày: Lúc này người bệnh chưa có dấu hiệu nào rõ rệt.
- Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38,5-39 độ C), đau họng, đau rát ở vùng niêm mạc miệng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày, chảy nước bọt nhiều.
- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh): Trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
+ Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước màu xám, hình bầu dục có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ vào thấy cộm, không đau, không ngứa.
+ Loét miệng: Ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
+ Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
+ Dấu hiệu toàn thân: Trẻ có rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,...

Bệnh tay chân miệng có nhiều nốt phát ban dạng phỏng nước
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua con đường nào?
Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.
Người bệnh tay chân miệng có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại trong phân và nước bọt của người bệnh.
Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng bao gồm:
- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bị bệnh.
- Người bình thường tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.
- Hít phải các dịch tiết, tiếp xúc với nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.

Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người
Bệnh tay chân miệng khi nào hết lây?
Thông thường, bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm kéo dài trong vòng vài tuần dù người bệnh đã khỏi. Bệnh có thể lây lan trong thời kỳ ủ bệnh khi các dấu hiệu chưa điển hình và lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ
Hiện nay các cách điều trị bệnh tay chân miệng chủ yếu là cải thiện triệu chứng, chăm sóc trẻ tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp bé bị sốt cao, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối 0.9% để sát trùng niêm mạc cho trẻ, vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
Về chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa,…
Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.
Bố mẹ cần tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hàng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn. Quần áo và tã lót của trẻ bệnh nên đem ngâm với dung dịch sát khuẩn hoặc nước nóng trước khi giặt. Bên cạnh đó, bố mẹ cần giặt riêng quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác. Các vật dụng ăn uống, sinh hoạt của trẻ, như bình sữa, ly, chén, muỗng ăn, khăn mặt... nên được khử trùng và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Cha mẹ nên điều trị sớm bệnh tay chân miệng cho trẻ
Cải thiện bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc
Để phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, phòng ngừa các biến chứng, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.
Trong đó, gel Subạc là sản phẩm bôi ngoài da ứng dụng công nghệ Nano bạc giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ, làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.

Có gel Subạc, hết sởi, thủy đậu, zona; sạch tay chân miệng, làn da mịn màng
Bên cạnh đó, nếu muốn giúp con phòng ngừa và hỗ trợ đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh tay chân miệng, bạn cần hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng sản phẩm cốm Subạc.
Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may đã bị lây bệnh.

Cốm Subạc hỗ trợ tăng đề kháng, kháng virus, kháng khuẩn
Trên đây là thông tin về tình trạng bệnh tay chân miệng và các con đường lây nhiễm. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bậc cha mẹ phòng ngừa và điều trị cho con hiệu quả!
Tin tài trợ
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 5 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh dẫn đầu về chất lượng ở khối y tế tư nhân tại Hà Nội và TPHCM
Sống khỏe - 1 ngày trướcSở Y Tế Hà Nội và TPHCM vừa công bố Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội dẫn đầu về chất lượng trong khối bệnh viện công lập và tư nhân, còn Tâm Anh TPHCM đứng đầu khối tư nhân và thứ 3 ở cả 2 khối.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.