Các loại suy dinh dưỡng trẻ em và biểu hiện tất cả bố mẹ cần biết
GiadinhNet – Nhiều bố mẹ có con nhỏ rất lo con mình bị suy dinh dưỡng bởi nó ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe và việc phát triển thể chất của con. Hãy tìm hiểu những cách dưới đây để trang bị thêm kiến thức nuôi con tốt, phòng chống và nhận biết trẻ suy dinh dưỡng.
Thực tế cho thấy, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ có thể chia làm các mức độ khác nhau như nhẹ, vừa, nặng. Các thể: thể thấp còi, thể nhẹ cân, thể teo đét, thể phù và thể hỗn hợp.
Dưới đây là các loại suy dinh dưỡng trẻ em và biểu hiện mẹ cần biết để có thể dễ dàng phát hiện bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nào, giúp các mẹ có biện pháp phòng tránh hiệu quả, đem lại sức khỏe tốt nhất cho bé.
1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi
Các mẹ để ý bé bị chậm phát triển chiều cao so với bạn bè, chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó bé nhà bạn đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo.
Các mẹ có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn sau để theo dõi chiều cao của bé:
2. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Biểu hiện ở giai đoạn này là bé có cân nặng thấp hơn so với cân nặng chuẩn 20%.
Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn trung bình của trẻ theo tiêu chuẩn của WHO:
Khi trẻ bị loại suy dinh dưỡng này, biểu hiện sẽ là biếng ăn, ăn ít, vẻ ngoài gầy gò do khó hấp thu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Có trường hợp mẹ chăm chút nhưng vẫn không tăng cân đều được. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé kém, không hiệu quả, có thể do trước đây tập ăn dặm sớm, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này, hay do bé bị bệnh,nhiễm giun...
3. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể teo
Khi đã ở thể này tức là các bé trông đã rất gầy, bé chỉ đạt 60% so với cân nặng tiêu chuẩn. Cơ thể mất nước, gầy gò, ốm yếu, da bọc xương nhăn nheo như người già.
Đứng trước tình trạng này sẽ làm bé đuối sức, hay bị nhiễm bệnh, thường xuyên quấy khóc và bị rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân chính là do bé bị thiếu trầm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể, hoặc do điều kiện gia đình, mẹ ít sữa hoặc chế độ ăn uống không phù hợp.
Để có thể phục hồi được trong giai đoạn này, bé cần một chế độ chăm sóc đặc biệt, kỹ lưỡng, và cần điều trị tại bệnh biên.
4. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù
Một số trẻ bụ bẫm vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Cụ thể là bị sưng phù toàn thân, da trắng bệch, cơ mềm, cân nặng chỉ đạt khoảng 60-80% so với tiêu chuẩn. Tóc bị thưa, mềm, dễ gãy, ăn ít, bụng bị chướng to. Trên da có biểu hiện xuất hiện những đốm nhỏ đỏ li ti khắp cơ thể, dần bị đổi màu và bong tróc, gỉ nước, dễ dàng bị nhiễm trùng và lở loét.
Nguyên nhân khi trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù là do không được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bị thừa tinh bột và thiếu protein cùng các chất khoáng, vitamin trầm trọng.
5. Biểu hiện của thể suy dinh dưỡng hỗn hợp
Ở giai đoạn này, trẻ chỉ đạt mức cân nặng 60%, tuy bị teo cơ nhưng có thể có biểu hiện phù, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, chân tay teo cơ, bụng bị phình to. Hay có thể trẻ trước đây đã thuộc diện bị suy dinh dưỡng thể phù, được điều trị nhưng chưa dứt điểm.
Biểu hiện chung của các trường hợp suy dinh dưỡng trẻ em đều gây suy yếu sức khỏe ở trẻ, suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể, thiếu máu, xanh xao.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối của trẻ là ăn đủ các nhóm thực phẩm, ăn đa dạng, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối và hợp lý trong từng bữa ăn, từng ngày.
Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày tùy theo tuổi, giới tính, hoạt động thể lực, tình trạng sinh lý,… Chế độ dinh dưỡng quyết định đến sự phát triển thể lực, trí lực, tầm vóc và khả năng học tập của trẻ.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ của trẻ là ăn đủ bốn nhóm thực phẩm, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối và hợp lý trong từng bữa ăn, từng ngày.
Lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu về năng lượng cũng sẽ khác nhau và tất yếu là nhu cầu khác nhau về các chất dinh dưỡng như: gluxit, protein, lipid,…thậm chí là vitamin, khoáng chất. Bữa ăn của trẻ hàng ngày cần đầy đủ, đa dạng, cân đối và hợp lý từ bốn nhóm thực phẩm: nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm lipid, nhóm vitamin và muối khoáng.
Khẩu phần ăn phải cân đối giữa các chất dinh dưỡng như: % năng lượng do các chất (Gluxit, đạm, lipid) cung cấp/tổng năng lượng khẩu phần, tỷ lệ % protein động vật/protein tổng số, tỷ lệ % lipid động vật/lipid tổng số, tỷ lệ canxi/phospho,…
Ngoài năng lượng, protein, lipid thì nhu cầu hàng ngày về gluxit, can xi và vitaminD, vitamin, sắt, kẽm theo từng nhóm tuổi cũng khác nhau. Từ nhu cầu khuyến nghị này, thì trẻ càng nhỏ thì nhu cầu các chất dinh dưỡng càng cao do tốc độ phát triển nhanh của trẻ. Trẻ mầm non, nhu cầu dinh dưỡng chia thành hai nhóm tuổi là từ 1-2 tuổi và từ 3-5 tuổi; trẻ tiểu học chia thành 3 nhóm tuổi là từ 6-7 tuổi, từ 8-9 tuổi và từ 10-11 tuổi.
Minh Anh (th)
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...