Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng thai phụ như thế nào?

Thứ tư, 19:51 10/05/2023 | Mẹ và bé

Nếu được chăm sóc y tế thích hợp và uống thuốc điều trị theo toa, các vấn đề về tuyến giáp sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến thai phụ và thai nhi.

Các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng thai phụ như thế nào? - Ảnh 1.

Thai phụ nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để kiểm tra tuyến giáp. Ảnh: Shutterstock

Healthnews thông tin tuyến là những cơ quan sản xuất các chất như hormone hoặc nước mắt. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình con bướm, nằm ở phía trước cổ và có chức năng sản xuất hormone tuyến giáp.

Hormone tuyến giáp sẽ kiểm soát quá trình quan trọng như trao đổi chất, tăng trưởng và ảnh hưởng đến hầu hết cơ quan trong cơ thể. Khả năng tiêu hóa, chức năng cơ bắp, nhịp tim và sự phát triển của xương đều là những ví dụ điển hình liên quan đến tác dụng của hormone tuyến giáp.

Mang thai khi mắc các vấn đề về tuyến giáp có an toàn không?

Hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ. Sự phát triển lành mạnh của bộ não và hệ thần kinh thai nhi luôn cần hormone tuyến giáp. Trong nửa đầu của thai kỳ, em bé cần hormone tuyến giáp từ mẹ qua nhau thai. Khoảng 20 tuần sau khi mang thai, tuyến giáp của em bé sẽ tiếp quản và tạo ra đủ hormone tuyến giáp.

Cho dù tuyến giáp của phụ nữ sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp) hay quá ít hormone (suy giáp), thai nhi vẫn có thể phát triển khỏe mạnh nếu được chăm sóc y tế thích hợp.

Các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng thai phụ như thế nào? - Ảnh 2.

Nếu được điều trị sớm, các vấn đề về tuyến giáp sẽ không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Ảnh: EndocrineWeb


Suy giáp trong thai kỳ ảnh cần điều trị sớm

Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, nó sẽ gây ra chứng suy giáp. Bệnh Hashimoto - tình trạng rối loạn tự miễn dịch làm tổn thương tuyến giáp - được xem là nguyên nhân phổ biến gây suy giáp trong thai kỳ.

Suy giáp có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ tồi tệ hơn đối với thai phụ bị mệt mỏi và táo bón. Ngoài ra, chứng suy giáp không được điều trị trong thai kỳ có thể gây tiền sản giật, thiếu máu, thậm chí là các vấn đề về tim mạch.

Một số triệu chứng phổ biến của suy giáp ở người lớn (bao gồm phụ nữ mang thai) là mệt mỏi hoặc kiệt sức, cảm thấy lạnh, táo bón, chuột rút cơ bắp, khó tập trung.

Nếu được điều trị đúng cách và chú ý đến mức độ tuyến giáp của người mẹ, quá trình mang thai vẫn sẽ tiến triển thuận lợi, ít ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nồng độ hormone tuyến giáp thấp trong 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não của em bé. Bên cạnh đó, suy giáp ở thai phụ cũng có thể gây sẩy thai hoặc thai chết lưu.

Cường giáp có thể khiến sảy thai

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Nguyên nhân phổ biến gây cường giáp là bệnh Graves, một bệnh rối loạn tự miễn dịch. Bệnh Graves khiến hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể gọi là globulin miễn dịch kích thích tuyến giáp. Những kháng thể này sẽ tấn công tuyến giáp khiến nó sản xuất nhiều hormone hơn bình thường.

Các triệu chứng của cường giáp bao gồm: tăng sự thèm ăn, sút cân, tim đập nhanh, hồi hộp, những vấn đề về giấc ngủ, cảm thấy quá nóng, đổ nhiều mồ hôi, phì đại tuyến giáp, những vấn đề về mắt hoặc thị lực, da đỏ và thô ráp.

Nếu không được điều trị, cường giáp khi mang thai có thể để lại hậu quả nghiêm trọng như sảy thai hoặc sinh non. Nồng độ tuyến giáp cao đi qua nhau thai đến em bé sẽ làm tăng nhịp tim và cân nặng thấp khi sinh.

Một số em bé được sinh ra từ thai phụ bị cường giáp có thể gặp các vấn đề về tuyến giáp kéo dài về sau. Đồng thời, trong trường hợp người mẹ mắc bệnh Graves, một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh cũng sẽ mắc căn bệnh này.

Ảnh hưởng của bệnh Graves đối với trẻ sơ sinh là tạm thời. Do đó, nếu được điều trị thích hợp, bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng vài tuần sau sinh. Dù vậy, trẻ sơ sinh vẫn cần được chú ý kỹ sau sinh và trong một năm đầu đời để phòng ngừa biến chứng của bệnh.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Nam sinh ngã rụng 5 chiếc răng, cốc sữa tươi của giáo viên trở thành "vật cứu mạng"

Mẹ và bé - 4 ngày trước

Không ai có thể ngờ rằng chính cốc sữa tươi đó lại là "sợi dây cứu mạng" cho hàm răng của nam sinh.

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Nhiều người cho rằng rối loạn tiền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, trẻ em cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn tiền đình.

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Tiêu chảy cấp do Rotavirus là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đáng nói đây là bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine nhưng trên thế giới vẫn có khoảng 600.000 trẻ tử vong vì Rotavirus mỗi năm.

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Những điều cha mẹ cần biết khi điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa xuân khiến nhiều trẻ bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này có thể kéo dài khiến cha mẹ sốt ruột và có tâm lý muốn dùng thuốc cho trẻ mau khỏi. Nhưng dùng thuốc như thế nào để hiệu quả và có cách gì đề ngăn ngừa viêm mũi dị ứng cho bé?

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

7 mẹo đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

Việc giữ sức khỏe khi mang thai thường liên quan đến việc duy trì lượng nước, dinh dưỡng đầy đủ, vận động thường xuyên, thăm khám định kỳ... Dưới đây là 7 lời khuyên đơn giản giúp mẹ bầu giữ sức khỏe trong mùa xuân.

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Vitamin D thường được gọi là “vitamin ánh nắng”, rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giúp hình thành xương chắc khỏe và hỗ trợ hệ thống miễn dịch… Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu này ngày càng phổ biến ở trẻ em, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ.

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Mẩn đỏ, mụn li ti hay gặp ở trẻ sơ sinh chữa thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tháng trước

SKĐS - Da bé sơ sinh vốn non nớt nên những vết mẩn đỏ, những hạt mụn li ti trên da hầu như bé nào cũng gặp. Vì vậy cha mẹ cần có kiến thức để biết cách phòng ngừa và chăm sóc da bé.

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Rối loạn tiểu tiện ở trẻ em có tự khỏi?

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trẻ 5 tuổi có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu thì trẻ đã mắc rối loạn tiểu tiện.

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

6 cách đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong những ngày Tết

Mẹ và bé - 2 tháng trước

Trong những ngày Tết, có một số lý do dễ khiến trẻ khó duy trì thói quen ăn uống tốt. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ có những ngày nghỉ Tết đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt.

Top