Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách bổ sung I-ốt hiệu quả qua đường ăn uống

Thứ bảy, 20:12 03/11/2018 | Y tế

GiadinhNet - I-ốt là một vi chất, mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống.

Một trong những lý do khiến thiếu hụt i-ốt quan trọng đó là, nhiều địa phương cho rằng, dự án quốc gia phòng chống bướu cổ đã đạt được mục tiêu, nên không nhất thiết phải duy trì nữa. Trong khi các nhà dinh dưỡng nói "I-ốt là một vi chất, mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, một người trưởng thành cần trung bình 150 microgam i-ốt mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần nhiều hơn là 220 microgam và phụ nữ cho con bú cần đến 290 microgam mỗi ngày.

Thiếu hoặc thừa i-ốt đều có ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất hooc-mon và chức năng của tuyến giáp. Nếu cơ thể bị thiếu i-ốt sẽ gây ra bệnh như: bướu cổ, chậm phát triển trí não, các bệnh tự miễn dịch và nặng hơn là các bệnh liên quan đến tuyến giáp.

Do đó, các chuyên gia sức khoẻ khuyên chúng ta nên bổ sung đầy đủ lượng i-ốt mà cơ thể cần hằng ngày bằng cách thêm vào bữa ăn sau đây:

Theo nghiên cứu, lượng i-ốt có trong 100g của một số loại thực phẩm đã được xác định như sau: Tảo tía (khô): 1800mcg; rau chân vịt: 164mcg; rau cần 160mcg; cá biển, cua biển: 80mcg; muối biển: 2mcg, sơn dược: 14mcg; muối ăn có i-ốt 7600mcg; cải thảo: 9.8mcg; trứng gà: 9.7 mcg; nước mắm i-ốt 950mcg; rau cải xoong 45mcg; khoai tây 4,5mcg; bầu dục 36,7mcg;...

Ngoài ra, trong muối có hàm lượng i-ốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng i-ốt càng ít. Hàm lượng i-ốt trong muối biển khoảng 20μg/kg. Nếu mỗi người mỗi ngày nạp 10g muối vào cơ thể, chỉ có thể được 2μg i-ốt, chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu phòng tránh việc thiếu iốt.

Không phải nạp càng nhiều i-ốt càng tốt. Quá nhiều iốt sẽ làm biến đổi chức năng tuyến giáp, hoặc tăng gánh nặng cho chức năng tuyến giáp.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo

Khi đã sử dụng các gia vị khác giàu natri như nước mắm, nước tương, mắm tôm, bột nêm hoặc các thức ăn mặn như cá khô, tôm khô, dưa muối, cà muối thì phải giảm bớt lượng muối i-ốt trong bữa ăn.

Trong trường hợp cần bổ sung lượng i-ốt cao cho cơ thể thì có thể ăn pho mai, trứng gà, hải sản, tảo biển, rau dền, bắp cải, lươn, sữa… Một lít sữa có thể cung cấp 100mcg i-ốt. Nếu trẻ 6 tháng tuổi uống 800ml sữa thì đã cung cấp được 90% nhu cầu i-ốt trong ngày.

Trong quá trình nấu nướng không rang muối i-ốt. Muối i-ốt phải giữ nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời, dùng xong buộc kín miệng túi hoặc để trong lọ đậy nắp kín nhằm tránh bay hơi.

Khi ướp thức ăn, bỏ một ít muối i-ốt trước, sau khi nấu chín thì bỏ thêm cho vừa đủ. Tốt nhất là nên cho muối i-ốt vào thức ăn sau khi đã nấu chín.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 3 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 5 ngày trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 6 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế giúp điều trị nhiều bệnh hiệu quả hơn

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Nhiều nhà khoa học, chuyên gia cho rằng công nghệ sinh học, liệu pháp tế bào đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế, giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi gặp tai nạn sinh hoạt gãy cổ xương đùi phải

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho cụ bà 113 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau háng phải sau khi té ngã, được chẩn đoán là gãy cổ xương đùi phải.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Y tế - 1 tuần trước

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Top