Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Thời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?
Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em
Trẻ em rất dễ bị rôm sảy, nhất là vào mùa hè do một số nguyên nhân sau:
- Tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Mùa hè, cơ thể bé tiết mồ hôi nhiều nhưng lại không thoát ra ngoài được, gây bít tắc và nổi rôm sảy.
- Thân nhiệt bé cao hơn người lớn, nhưng nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ mặc đồ kín, dày, không thấm hút mồ hôi khiến cơ thể con nóng bức, dẫn đến rôm sảy.
- Nhiều bé có tính cách hiếu động, hoạt động cả ngày làm tăng tiết mồ hôi, từ đó tăng nguy cơ nổi rôm sảy.

Rôm sảy ở trẻ nhỏ hay gặp vào mùa hè.
Các dấu hiệu điển hình của tình trạng rôm sảy ở trẻ
Rôm sảy ở trẻ em rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình sau:
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ, lấm tấm, li ti trên da, đặc biệt là ở mặt (trán, má), cổ, ngực và lưng. Đây là những vị trí dễ bị ứ đọng mồ hôi trên da khiến trẻ nổi rôm sảy.
- Trẻ nhỏ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn, mất ngủ.
- Trẻ lớn gãi nhiều, gây trầy xước và vỡ các mụn nước. Nếu nhiễm khuẩn sẽ chuyển thành mụn có mủ bên trong.

Tình trạng rôm sảy khiến da nổi những mụn nước lấm tấm màu đỏ.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Chăm sóc da cho trẻ khi bị rôm sảy có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, giúp hạn chế lây lan và giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
Nếu tình trạng nhẹ, ba mẹ có thể cho bé mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và sinh hoạt trong không gian mát mẻ. Đồng thời, khuyến khích bé nghỉ ngơi thay vì vận động nhiều.
Bố mẹ nên tắm cho trẻ mỗi ngày để làm sạch mồ hôi và bụi bẩn. Đặc biệt, cần chú ý lau kỹ các vùng nếp gấp như nách, bẹn... để giúp mồ hôi thoát ra dễ dàng. Sau khi tắm, hãy dùng khăn mềm, thấm hút tốt để lau khô da bé nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da.
Nếu rôm sảy gây ngứa ngáy, khó chịu, ba mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi giảm ngứa cho con. Tuyệt đối không để bé gãi nhiều làm trầy xước da, khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bội nhiễm.
Nếu có dấu hiệu: Da đỏ, sưng, nóng, có mủ chảy ra từ mụn nước, bé bị sốt, ớn lạnh và nổi hạch ở cổ, nách, bẹn,… thì có thể rôm sảy đã ở mức độ nghiêm trọng. Ba mẹ nên sớm đưa bé đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám và có phương pháp điều trị giúp phòng tránh biến chứng cho trẻ.

Bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
Để hỗ trợ cải thiện rôm sảy ở bé, bên cạnh những lưu ý như trên, cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng các loại gel bôi ngoài da có thành phần thiên nhiên, lành tính. Cụ thể, nhiều nghiên cứu cho thấy, những thành phần như nano bạc, dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan có khả năng:
- Hỗ trợ giúp làm sạch da, kháng khuẩn.
- Giúp làm dịu da khi bị: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da, hăm tã.
- Hỗ trợ chăm sóc và bảo vệ da, cho làn da mềm mại, khỏe mạnh.
Do đó, đây cũng là một giải pháp hỗ trợ giúp bé nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng.
Các biện pháp phòng ngừa rôm sảy ở trẻ
Ba mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa rôm sảy ở trẻ em bằng những cách đơn giản sau.
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn mặc tã, nên chọn tã thấm hút tốt và co giãn thoải mái. Thường xuyên kiểm tra, thay tã và vệ sinh cho bé.
- Luôn ưu tiên những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát từ chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh xa những bộ đồ dài tay, dài chân từ các chất liệu dày nóng, nhất là vào mùa hè.
- Tắm và lau mồ hôi thường xuyên cho bé, tránh để tình trạng mồ hôi đọng trên da quá lâu.
- Cho trẻ sinh hoạt trong không gian mát mẻ, tránh xa những nơi tụ tập đông người.
- Mùa hè, hạn chế cho bé ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào thời điểm tia UV cao.
- Khuyến khích trẻ uống đủ nước và tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Bố mẹ nên cho bé sinh hoạt trong không gian mát mẻ.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách nhận biết và chăm sóc da bé khi bị rôm sảy. Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả cho con.
Anh Thư

Không ngủ suốt 264 giờ, người đàn ông tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng
Sống khỏe - 1 giờ trướcMột người đàn ông thức trắng suốt 264 giờ đã kể chi tiết về những tổn hại kinh hoàng mà việc này gây ra cho cơ thể và tinh thần của anh.

4 thói quen hàng ngày âm thầm hủy hoại vùng hông của bạn, phụ nữ sau 40 tuổi sẽ xuống dốc rất nhanh
Sống khỏe - 2 giờ trướcKhông phải chuyện thẩm mỹ, 4 thói quen này thực sự hại sức khỏe vùng hông ở chị em sau tuổi 40.

Nghiên cứu của Đại học Harvard đánh giá đây là cách ăn 1:1 giúp giảm cân hiệu quả nhất
Sống khỏe - 6 giờ trướcPhương pháp này giúp giảm cân nhiều hơn 1,29kg so với chế độ ăn kiêng hạn chế calo liên tục.

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thắt lưng, tiểu sẫm màu nhưng tự theo dõi tại nhà và chưa điều trị.

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcLàm sao để biết bạn có đang ở trạng thái "khỏe mạnh toàn diện"?

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ xác định nguyên nhân gây ung thư phổi ở bệnh nhi này không đến từ yếu tố di truyền hay môi trường ô nhiễm thông thường mà là do hít phải khói thuốc lá thụ động từ người cha hút thuốc trong nhà suốt nhiều năm.

Mát xa cổ vai gáy, người đàn ông liệt luôn 2 chân
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác bác sĩ cảnh báo rằng có một bộ phận không được mát xa, nếu không sẽ không chỉ không giảm đau mà còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Cảnh báo: Loại giấy này tuyệt đối không được tiếp xúc với thực phẩm! Hàng triệu người đang vô tình sử dụng sai
Sống khỏe - 1 ngày trướcThay vì sử dụng giấy bếp không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng nên ưu tiên các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và kiểm tra kỹ thông tin trên bao bì.

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi hoàn tất điều trị ung thư thực quản với kết quả khả quan, người bệnh đã không tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

1 thay đổi nhỏ ở ngón tay có thể là dấu hiệu sớm của ung thư phổi: Người hút thuốc lá cần kiểm tra ngay
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác chuyên gia y tế cho rằng đây là dấu hiệu bất thường cảnh báo ung thư phổi mà mọi người nên chú ý.

4 cách để ăn đồ ăn thừa trữ trong tủ lạnh vừa an toàn vừa tiết kiệm
Sống khỏeGĐXH - Mỗi khi nhìn thấy thức ăn còn thừa trong tủ lạnh, nhiều người thường rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Bỏ đi thì tiếc, ăn thì lo".