Cách kiểm tra đột quỵ hay say rượu bia
Ngày Tết Nguyên đán, uống nhiều bia rượu dẫn tới các vấn đề về sức khỏe trong đó có đột quỵ, việc phân biệt với triệu chứng say thông thường không dễ dàng.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TPHCM, uống bia rượu là tác nhân gây nên đột quỵ. Trong thời điểm Tết , thời tiết giao mùa từ ấm sang lạnh càng tăng nguy cơ này hơn. Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người trên 60 tuổi nhưng hiện nay có thể xuất hiện ở cả người trẻ khoảng 30 tuổi.
Uống rượu bia nhiều gây ra một số vấn đề như rối loạn đường huyết, thân nhiệt và huyết áp. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị hôn mê, thậm chí là đột quỵ. Các bác sĩ đã ghi nhận những trường hợp đột quỵ sau uống rượu nhưng bệnh nhân và người nhà lại cho rằng say rượu.

Đột quỵ sau uống rượu dễ nhầm với say. Hình bệnh nhân điều trị tại BV Bạch Mai. Ảnh: BSCC
Vì thế, chúng ta cần cẩn trọng khi sử dụng rượu bia, đặc biệt trong dịp lễ Tết. Một người uống rượu nhiều đôi khi khó phân biệt giữa say rượu và đột quỵ. Bạn có thể thử các cách sau:
1. Đề nghị bệnh nhân nói chuyện để kiểm tra họ có nói ngọng hoặc khó nói không?
2. Quan sát miệng của người bệnh có bị méo một bên không? Nhân trung có bị lệch không?
3. Yêu cầu bệnh nhân nâng tay, chân lên để kiểm tra xem có yếu một bên không?
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu dữ dội, nôn ói, yếu tay chân một bên, có thể là dấu hiệu của đột quỵ và cần đưa ngay đến bệnh viện.
Trường hợp người bệnh có triệu chứng ngủ gà gật, li bì, hôn mê hãy lay gọi, véo ở những vùng da non như đùi, nếp nhăn bắp chân… Nếu người bệnh không phản ứng với các kích thích đau, có thể do đột quỵ hoặc ngộ độc rượu. Lúc này, bạn cần đưa họ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Để ngăn ngừa các biến cố sức khỏe trong dịp Tết, Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện Trưởng Viện Tim Mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, những người có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành cần uống thuốc đúng giờ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi liều lượng, ngay cả khi bận rộn.
Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa (thịt mỡ, đồ chiên xào), đường (bánh kẹo ngọt), muối (dưa muối, mắm). Không nên uống rượu bia quá mức vì có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.
Những người có bệnh tim nên tránh các trạng thái cảm xúc mạnh như quá vui, quá buồn…
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, phù chân, khó thở tăng, cần đi khám ngay. Người bệnh nên sắp xếp lịch tái khám trước hoặc ngay sau Tết để đảm bảo điều trị không bị gián đoạn.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng quá mức vì có thể làm tăng huyết áp hoặc tái phát triệu chứng. Mặc ấm khi trời lạnh, tránh thay đổi thân nhiệt đột ngột.
Bác sĩ Hoài khuyến cáo thêm các trường hợp có dấu hiệu đau ngực dữ dội, khó thở nặng, tim đập nhanh, loạn nhịp, hoặc cảm giác như ngất, phù chân, bụng to nhanh bất thường, huyết áp quá cao hoặc quá thấp, triệu chứng không cải thiện khi dùng thuốc nên nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Trước khi uống bia rượu, mọi người hãy ăn nhẹ để tránh rối loạn đường huyết. Nhớ uống thêm nhiều nước lọc để giúp cơ thể thải rượu nhanh chóng.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 7 giờ trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 7 giờ trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Ca phẫu thuật mang lại 'trang mới' cho cuộc đời nữ bệnh nhân
Y tế - 17 giờ trướcSau ca phẫu thuật bệnh nhân vui mừng vì khối u hành hạ bản thân gần 70 năm được loại bỏ. Thành quả ấy là nhờ sự nỗ lực cùng trình độ chuyên môn cao của các y bác sĩ.

Thực hư việc ăn nhiều đường dễ tăng đường huyết và bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Mặc dù việc ăn nhiều đường không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tiểu đường, nhưng nó có thể góp phần làm tăng cân và gây béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tiểu đường type 2.

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
Sống khỏe - 18 giờ trướcCủ sắn, hay còn gọi là khoai mì, không chỉ là một loại cây lương thực quen thuộc mà còn là một kho tàng dinh dưỡng đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm vừa ngon miệng, dễ kiếm lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, thì củ sắn chính là lựa chọn hoàn hảo.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cách bảo đảm an toàn khi mắc kẹt trong đám đông đi chơi lễ
Sống khỏe - 19 giờ trướcĐể có một kỳ nghỉ lễ 30-4 an toàn và trọn vẹn, TS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khuyến cáo người dân cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

6 thói quen trước khi đi ngủ làm hại thận nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Những thói quen xấu này trước khi đi ngủ đang dần dần gây tổn hại đến thận của bạn mỗi ngày.

Ăn chậm có giúp giảm cân không?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn chậm sẽ giúp no lâu hơn và hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó góp phần giảm cân...

Lý do nhiều người thất bại khi duy trì thành quả giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sau khi vừa giảm cân thành công đã phải đối mặt với tình trạng tăng cân trở lại. Tại sao lại như vậy và làm cách nào để duy trì được cân nặng đã đạt được sau giảm cân?

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.