Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách phòng và xử trí khi đột quỵ do nắng nóng

Thứ ba, 16:38 20/05/2014 | Sống khỏe

Những ngày nắng nóng đang diễn ra và còn kéo dài khiến chúng ta rất dễ bị đột quỵ. Dưới đây là một số cách phòng chống và xử trí khi gặp người bị đột quỵ do nắng nóng được các bác sĩ đưa ra.

Cách phòng tránh đột quỵ do nắng nóng:

Mùa nắng nóng bạn cần theo dõi dự báo thời tiết để chủ động phòng tránh đột quỵ. Tốt nhất không nên đi lại nhiều vào những ngày nắng nóng và những giờ cao điểm nắng nóng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Những người cao tuổi, sức yếu, có bệnh tim mạch, đã từng bị đột qụy thì không ra ngoài nắng sau 10 giờ sáng, không làm việc hoặc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói và khát ở ngoài trời nắng. Cần đội nón mũ rộng vành khi đi ngoài nắng.

Nếu gia đình có điều kiện dùng máy điều hòa nhiệt độ thì bạn nên để nhiệt độ ở khoảng 26 - 28 độ C. Vì nếu để nhiệt độ phòng quá thấp khi ra ngoài trời nóng, nhiệt độ chênh lệch giữa hai môi trường quá lớn, khiến cơ thể khó thích ứng, dễ dẫn đến đột quỵ.

Các gia đình không dùng máy điều hòa nhiệt độ thì làm mát nhà ở bằng cách che nắng, mở cửa cho thông thoáng với bên ngoài, bật quạt mát.

Bạn cần uống nước thường xuyên để tránh mất nước. Các loại nước uống tốt vừa giải nhiệt vừa bù muối là nước trái cây, nước canh, nước rau, dung dịch oresol.

Biểu hiện của người đột quỵ do nắng nóng:

Người bệnh đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran, cặp nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 - 41 độ C hoặc cao hơn. Bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, bại yếu nửa người, không cử động được, không đi lại được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được không gian và thời gian.

Một trường hợp đột quỵ kiểu khác là bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng như sau: bệnh nhân có các triệu chứng kiệt sức do nắng nóng như ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, choáng váng hoặc ngất, mệt mỏi, bị chuột rút. Thân nhiệt tăng và kèm các triệu chứng: lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, choáng, ngất, chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút (vọp bể), đái ít, sốt cao có khi tới 44 độ C, trụy mạch. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện tổn thương thần kinh như: li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách phòng và xử trí khi đột quỵ do nắng nóng 1
 
Cách xử trí khi gặp đột quỵ
 
Khi gặp bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng cần cấp cứu khẩn cấp, vì nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao có thể dẫn tới suy tim, suy thận và tổn thương não.

Khi gặp bệnh nhân đột quỵ cần nhanh chóng đưa bệnh nhân vào nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt hoặc nới rộng quần áo, lau mát và quạt thông hơi. Do bệnh nhân bị ngất hoặc hôn mê nên người cấp cứu không nên cố gắng cho bệnh nhân uống nước vì sẽ bị sặc nước vào phổi càng nguy hiểm. Dùng mọi phương tiện sẵn có để nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị.

Trường hợp bệnh nhân bị ngừng tim (bắt mạch hoặc sờ không thấy tim đập) phải làm hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

Cách hà hơi thổi ngạt: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc sạch đờm dãi; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.

Cách ép tim ngoài lồng ngực: dùng 2 tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1 phút. Nếu một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở trở lại. Chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
 
Theo VnMedia
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ ung thư không?

Ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ ung thư không?

Sống khỏe - 52 phút trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về thực phẩm biến đổi gene và thực tế có thể đang sử dụng thực phẩm biến đổi gene, nhưng phần lớn mọi người chưa hiểu rõ về chúng. Vậy thực phẩm biến đổi gene là gì và có an toàn không?

Các bước sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID nhanh, tiện lợi khi đi khám chữa bệnh

Các bước sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID nhanh, tiện lợi khi đi khám chữa bệnh

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử VNeID là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động và tiện lợi. Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng ứng dụng này khi đi khám chữa bệnh.

Ai hay ăn thịt lợn cần biết điều này để phòng bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh về gan, thận

Ai hay ăn thịt lợn cần biết điều này để phòng bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh về gan, thận

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thịt lợn là món ăn ngon, dễ chế biến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đây cũng là thực phẩm gây nhiều tranh cãi nếu ăn không đúng cách.

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu đang trong tình trạng thảm họa hoặc khẩn cấp như bão lũ, mọi người cần thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn.

6 loại ngũ cốc ít carb tốt cho sức khỏe

6 loại ngũ cốc ít carb tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 17 giờ trước

Các loại ngũ cốc giàu chất xơ như yến mạch, quinoa có thể làm giảm lượng carbohydrate mà cơ thể hấp thụ. Dưới đây là một số loại ngũ cốc hàng đầu nên dùng trong chế độ ăn ít carb vừa giảm cân lại tốt cho sức khỏe.

Bất ngờ loại quả ngọt thơm đang bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Bất ngờ loại quả ngọt thơm đang bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn táo tàu (hồng táo) bởi đây là loại quả có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết ở mức thấp.

7 tác hại của việc uống quá nhiều trà

7 tác hại của việc uống quá nhiều trà

Sống khỏe - 19 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng trà là một trong những thức uống được yêu thích nhất trên thế giới. Mỗi loại trà đều chứa lợi ích cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều, nghiện trà có thể mang lại những bất lợi.

Bệnh nhân cần tìm người 'tặng sự sống', bác sĩ đưa ra quyết định khó tin

Bệnh nhân cần tìm người 'tặng sự sống', bác sĩ đưa ra quyết định khó tin

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tai nạn nghiêm trọng thời sinh viên thôi thúc bác sĩ Djamali mong muốn giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Khi một bệnh nhân cần ghép tạng, vị bác sĩ đã quyết định hiến thận của mình.

Loại rau 'siêu thực phẩm' giúp hạ đường huyết và tốt cho tiêu hóa, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại rau 'siêu thực phẩm' giúp hạ đường huyết và tốt cho tiêu hóa, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau mầm từ lâu đã được ca ngợi là một trong những "siêu thực phẩm" nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và nhiều lợi ích cho sức khỏe.

13 người cấp cứu vì rắn độc cắn, có loài chưa từng xuất hiện ở địa phương

13 người cấp cứu vì rắn độc cắn, có loài chưa từng xuất hiện ở địa phương

Y tế - 1 ngày trước

13 người dân khi thu dọn, sinh hoạt tại nhà đã bị rắn độc cắn đặc biệt có loài trước nay chưa từng xuất hiện ở địa phương.

Top