Cách tập luyện ở người mắc bệnh ung thư phổi
Để giúp cho người bị bệnh ung thư phổi có thể nhanh chóng hồi phục và hỗ trợ rèn luyện sức khỏe, người bệnh nên thường xuyên tập luyện giúp hệ hô hấp khỏe hơn mỗi ngày.
1. Vai trò của tập luyện đối với người bệnh ung thư phổi
Người bệnh ung thư phổi nói riêng hoặc các bệnh lý hô hấp nói chung cần luyện tập thể dục mỗi ngày. Điều này giúp phục hồi chức năng hô hấp, đặc biệt giúp cho quá trình trao đổi khí trong cơ thể được diễn ra thuận lợi, đào thải những khí cặn một cách tối đa, giúp cho luồng không khí hô hấp trong cơ thể luôn khỏe.
Ngoài ra, luyện tập giúp người bệnh ung thư phổi giảm mệt mỏi, giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị, tăng sức bền cho bệnh nhân.
Trên thực tế khi luyện tập thể dục nhịp thở sẽ hoạt động mạnh hơn giúp tăng dung tích phổi. Người bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tiến triển có dung tích phổi tốt hơn thì nguy cơ tử vong thấp hơn. Người mắc ung thư đã di căn xương hoặc được chăm sóc giảm nhẹ tập thể dục cũng giảm các triệu chứng.
Luyện tập giúp người bệnh ung thư phổi giảm mệt mỏi, giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị.
Tập thể dục còn có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi cho những người hút thuốc hiện tại và trước đó. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thường xuyên tập thể dục , ít có khả năng phát triển ung thư phổi so với những người ít tập thể dục. Nam giới và phụ nữ tham gia vào các hoạt động thể dục sẽ giảm ung thư phổi, đặc biệt là những người có chỉ số khối cơ thể thấp hoặc trung bình và người hút thuốc lá, ngay cả khi bệnh xảy ra cũng sẽ làm giảm nguy cơ tử vong.
Chính vì lẽ đó các khuyến cáo cho thấy nên tập luyện thể dục thường xuyên vì có lợi trước, trong và sau khi mắc bệnh ung thư. Khi hoạt động thể chất được duy trì đều đặn và đầy đủ sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển căn bệnh này.
2. Những bài tập tốt cho người bệnh ung thư phổi
2.1 Tập thở
Bài tập này áp dụng với tư thế nằm và ngồi. Với 2 tư thế này, người bệnh nên chọn tư thế thoải mái để thực hiện:
- Người bệnh hít vào chậm 3-6 giây, đều qua mũi sao cho bụng có cảm giác phình lên tối đa và lồng ngực không di chuyển.
- Sau đó, hóp bụng lại dần theo nhịp thở ra, thở chậm qua miệng với thời gian thở gấp đôi thời gian hít vào và bụng có cảm giác lõm xuống. Khi thở ra thì bụng sẽ xẹp lại giúp cho cơ hoành được đẩy lên và đào thải để lượng khí cặn một cách tối đa.
2.2 Tập giãn căng ngực
Bài tập giãn căng ngực phù hợp cho người bệnh ung thư ở nhiều giai đoạn, giúp máu và oxy đến cơ bắp đều đặn hơn, tăng lượng không khí cho phổi. Bài tập giãn cơ còn làm giảm căng cơ do xạ trị và mô sẹo sau phẫu thuật.
Với bài tập giãn căng ngực, người tập ngồi hoặc đứng thẳng:
- Từ từ đưa cánh tay ra phía sau lưng, đan các ngón tay lại với nhau.
- Duỗi thẳng cánh tay và kéo căng về phía trước. Khi cảm thấy ngực ở trạng thái căng nhất thì dừng lại, giữ trong 10-30 giây và trở về tư thế ban đầu.
- Người tập cần kết hợp với hít thở sâu ổn định và thư giãn.
Ngoài ra, người bệnh đi bộ quanh nhà, thực hiện bài tập nhịp điệu nhẹ nhàng nhằm cải thiện mức năng lượng thấp do các triệu chứng hoặc điều trị gây ra.
Tập giãn căng ngực.
2.3 Bài tập thể lực
Rèn luyện thể lực có thể sử dụng nâng tạ, đẩy tạ, kéo dây kháng lực đàn hồi... góp phần chống mệt mỏi, xây dựng cơ lưng, giúp xương chắc khỏe hơn và giữ thăng bằng. Các hoạt động này nhằm tăng cường khối cơ và sức mạnh, thực hiện các công việc hàng ngày dễ dàng hơn.
Người bệnh ung thư phổi giai đoạn một, hai hoặc ba và đã điều trị (phẫu thuật, hóa xạ trị) có thể thực hiện các bài tập này ba ngày một tuần.
2.4 Tập yoga và thái cực quyền
Với các bài tập yoga hay thái cực quyền có các bài tập kết hợp thở, giãn cơ... Tập hai bộ môn này mỗi ngày giảm mệt mỏi, phổi và tim hoạt động tốt hơn. Tập yoga khoảng một giờ có thể tăng cường sức bền, thể chất và cải thiện sức khỏe tinh thần ở người bệnh ung thư phổi nặng đã hóa xạ trị.
3. Những lưu ý khi tập luyện ở người ung thư phổi
Đối với bệnh nhân ung thư phổi tập thể dục có thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi tập luyện các bác sĩ sẽ giúp người bệnh biết nên tập như thế nào cho phù hợp. Việc thiết kế các bài tập phù hợp có thể giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, giảm mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ liên quan đến các phương pháp điều trị.
Thông thường người bệnh ung thư phổi được khuyến nghị tập 150 phút mỗi tuần, nhưng cần bắt đầu từ mức độ nhẹ rồi mới nâng dần lên. Tập thể dục ít nhất 2 ngày mỗi tuần. Nên bắt đầu bằng các buổi tập ngắn, mỗi buổi khoảng 10 phút ở bất cứ nơi nào cảm thấy thuận tiện mà không cần phải tới phòng tập. Trong quá trình tập luyện thấy mệt mỏi thì dừng ngay, không tập quá sức so với thể lực.
Tập thể dục cường độ thấp như đi bộ là cách an toàn để bắt đầu. Có thể đi bộ xung quanh một căn phòng trong nhà, nghỉ ngơi và sau đó đi bộ lại.
Khi người bệnh khỏe hơn, thấy tự tin hơn thì cố gắng tăng khoảng cách từ từ, thực hiện nhiều lần trong ngày, sau đó, có thể tăng cường độ tập luyện.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.