Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại chung cư để phòng chống dịch bệnh COVID-19

GiadinhNet - Hiện cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư mới xây dựng; trên 100.000 chưng cư cũ và căn hộ tập thể; nhiều tòa nhà cho thuê và căn hộ cho thuê. Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với khu vực này là rất quan trọng.

Cách vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại chung cư để phòng chống dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 1.

Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức tuyên bố Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) là đại dịch toàn cầu. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Các chuyên gia cho biết, COVID-19 hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, vì vậy tổ chức cách ly y tế triệt để, tuân thủ các quy định về cách ly và công tác vệ sinh khử khuẩn được xác định là một trong những biện pháp căn bản, quan trọng để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Cách vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại chung cư để phòng chống dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 3.

Khu chung cư cần được khử khuẩn thường xuyên bằng các chất tẩy rửa. Ảnh TL

Theo thống kê của Bộ Xây dựng đến nay cả nước có khoảng 3.000 tòa nhà chung cư (xây dựng sau 1991), trên 100.000 chưng cư cũ và căn hộ tập thể (xây dựng trước năm 1991), nhiều tòa nhà cho thuê và căn hộ cho thuê, trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Hà Nội và TPHCM. Do vậy, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 đối với khu vực này là rất quan trọng.

Theo đó, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại chung cư, khu tập thể, khu nhà/chung cư cho thuê. Trong đó, việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh cá nhân và rửa tay với xà phòng là cách phòng dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.

Thu gom rác thải hàng ngày, khử khuẩn môi trường bằng các chất tẩy rửa

Đối với Ban quản lý/Ban quản trị/Ban đại diện chung cư, khu tập thể; người quản lý khu nhà/chung cư cho thuê; người cho thuê căn hộ tại chung cư cần phân công người chịu trách nhiệm thực hiện, kiểm tra, giám sát về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19; hạn chế người lạ, người giao hàng, người bán hàng rong... vào chung cư. Quản lý khách ra vào chung cư (nếu có thể); không tổ chức các sự kiện có tập trung đông người.

Bên cạnh đó, rác thải phải được thu gom và đưa đi xử lý hàng ngày theo quy định; tiến hành khử khuẩn thường xuyên bằng các chất tẩy rửa thông thường, đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn, đặc biệt các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, bảng điều khiển thang máy, cabin thang máy. 

Bảo đảm có đủ nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn tại các vị trí sảnh chờ, cầu thang, tháng máy, nhà vệ sinh; cung cấp đầy đủ khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn cho người lao động có tiếp xúc với cư dân hoặc khách đến chung cư.

Ngoài ra, tổ chức thông tin, truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho cư dân, khách vào chung cư, người lao động; tổ chức tập huấn cho tất cả người lao động về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và những khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người lao động.

Khi có trường hợp cư dân/người lao động có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, Ban quản lý tòa nhà cần thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương hoặc đường dây nóng; phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, điều tra khai thác tiền sử về đi lại hoặc tiếp xúc với trường hợp bệnh nghi ngờ trước đó đồng thời phối hợp với cơ quan y tế địa phương khi có trường hợp bệnh xác định, nghi ngờ mắc bệnh, cách ly tại nhà.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch

Cách vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại chung cư để phòng chống dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 4.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh minh họa

Đối với người quản lý khu nhà, người cho thuê căn hộ cần cung cấp cho cư dân về tên, số điện thoại; yêu cầu cư dân cam kết thực hiện đúng các quy định, khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh COVID-19 và quy định của chung cư đối với cư dân; yêu cầu hạn chế tụ tập đông người tại nhà.

Bên cạnh đó, phải yêu cầu cư dân khai báo tạm trú; vệ sinh nhà cửa, vật dùng hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường, đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn; thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định.

Ngoài ra, nếu phát hiện cư dân đi về từ vùng có dịch (theo khuyến cáo của Bộ Y tế) thì phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương. Trường hợp cư dân có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 cần thông báo ngay cho người quản lý/người cho thuê, Ban quản lý (nếu có) và cơ quan y tế địa phương hoặc đường dây nóng.

Đối với cư dân sống tại chung cư thì vệ sinh bàn tay là biện pháp rất hiệu quả để phòng chống bệnh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần hạn chế đưa tay sờ lên mặt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. 

Rửa tay ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ như: Bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can…; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm và khi bàn tay bẩn. 

Trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì có thể dùng dung dịch sát khuẩn tay đã được Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cấp số đăng ký lưu hành còn hiệu lực (danh sách các sản phẩm này được công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý môi trường y tế tại địa chỉ http://vihema.gov.vn) hoặc dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn để diệt khuẩn tay. Người dân cần lưu ý tránh mua các sản phẩm được quảng cáo là nước rửa tay khô có khả năng diệt khuẩn chưa được Cục Quản lý môi trường y tế cấp số đăng ký lưu hành.

Bên cạch đó, cư dân cần hạn chế đến chỗ đông người; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện ho, sốt, khó thở; đeo khẩu trang đúng cách; hạn chế chạm trực tiếp bề mặt thang hoặc tay vịn; hạn chế nói chuyện, không khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang trong thang máy, thang bộ.

Làm sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày

Đối với khử khuẩn các bề mặt và vật dụng cần phải được làm sạch hàng ngày. Các khu vực thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, dụng cụ cầm tay, bàn, nhà vệ sinh, vòi, bồn rửa cần được ưu tiên làm sạch và khử khuẩn. 

Có thể dùng các các chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt virus hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha để lau các bề mặt. Lưu ý chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày, không để dung dịch đã pha sang ngày hôm sau vì hàm lượng clo hoạt tính trong dung dịch không còn đủ để khử khuẩn. 

Cách vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh môi trường tại chung cư để phòng chống dịch bệnh COVID-19 - Ảnh 5.

Lau chùi, khử khuẩn các bề mặt hay tiếp xúc hàng ngày tại chung cư. Ảnh minh họa

Đối với các bề mặt, vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy tính, các thiết bị điện tử khác..., nên sử dụng cồn 70% để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước (lưu ý phải đảm bảo các thiết bị điện tử, công tắc đèn đã tắt trước khi khử khuẩn để tránh bị điện giật). 

Người làm vệ sinh cần sử dụng găng tay cao su, đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn nhà cửa. cần chú ý thu gom rác và để vào đúng nơi quy định. Quần áo nên thay ra và giặt hàng ngày.

Tăng cường mở cửa cho thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hòa

Đảm bảo thông thoáng không khí trong nhà bằng cách thường xuyên mở cửa ra vào và cửa sổ, bật quạt để không khí lưu thông. Hạn chế sử dụng điều hòa; đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, tập thể dục. Đồng thời thu gom rác thải sinh hoạt hàng ngày và đổ đúng nơi quy định. 

Trong trường hợp phải thực hiện cách ly y tế tại căn hộ, nơi lưu trú, người dân cần chấp hành việc tự cách ly tại căn hộ, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác ít nhất 2 mét.

Người cách ly tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày. Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang đúng quy định, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 60% nồng độ cồn.

Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế hoặc cán bộ quản lý được phân công phụ trách theo dõi về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân. Thông báo ngay cho cán bộ y tế được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.

Đặc biệt, không được tự động rời khỏi căn hộ, nơi lưu trú. Tiến hành thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.

Không ăn chung cùng với những người khác. Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, ưu tiên sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn phòng, đặc biệt các bề mặt thường xuyên tiếp xúc và phòng vệ sinh.

N.Mai (Theo Cục Quản lý môi trường y tế)

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau 3 ngày nhậu với món 'vạn người mê', người đàn ông đi cấp cứu

Sau 3 ngày nhậu với món 'vạn người mê', người đàn ông đi cấp cứu

Y tế - 1 giờ trước

Người đàn ông vào cấp cứu trong tình trạng xuất huyết dưới da, nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau 3 ngày uống rượu và ăn tiết canh.

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH – Sau khi giải phẫu bệnh, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có khối viêm xơ hoá, thoái hoá giả u thận do dị vật – là gạc phẫu thuật còn sót trong ổ bụng bệnh nhân sau phẫu thuật 14 năm trước.

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

Y tế - 2 giờ trước

Người phụ nữ đi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện dương tính với 6 loại ký sinh trùng.

Hai bệnh viện phối hợp cứu bé gái 3 tuổi bị ung thư hiếm gặp

Hai bệnh viện phối hợp cứu bé gái 3 tuổi bị ung thư hiếm gặp

Y tế - 8 giờ trước

Bé gái 3 tuổi không may bị ung thư âm đạo hiếm gặp. Hai bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội và TPHCM đã cùng phối hợp để tìm phương pháp điều trị tốt nhất cho bé.

Đi cấp cứu sau khi chui vào 30 xe taxi kiểm tra

Đi cấp cứu sau khi chui vào 30 xe taxi kiểm tra

Y tế - 21 giờ trước

Người đàn ông 44 tuổi chui vào 30 xe taxi kiểm tra đã phải đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, suy tim, thận do sốc nhiệt.

Người đàn ông 55 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị thủng ruột sau khi ăn cơm cá

Người đàn ông 55 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ bị thủng ruột sau khi ăn cơm cá

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đi khám vì đau bụng, người đàn ông ở Phú Thọ được phát hiện có dị vật đường tiêu hóa xuyên thủng thành ruột. Bác sĩ nghi ngờ dị vật là xương cá từ bữa ăn trước đó.

Bé gái 15 tuổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Bé gái 15 tuổi có khối u buồng trứng ác tính, dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết?

Y tế - 1 ngày trước

Mặc dù thấy bụng của con to, hay kêu đau bụng nhưng do chuẩn bị thi vào 10 nên gia đình vẫn cố để con thi xong mới đưa đi khám. Đến viện, bác sĩ phát hiện thiếu nữ mắc khối u buồng trứng ác tính có kích thước 24cm.

Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm

Bệnh Whitmore diễn biến nặng, dễ chẩn đoán nhầm

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ho sốt, đau vùng thắt lưng, người đàn ông 69 tuổi đến 2 cơ sở y tế khám và điều trị nhưng không đỡ, không tìm được căn nguyên.

Từ một nốt nhọt da, bé trai 11 tuổi bị viêm phổi hoại tử nặng

Từ một nốt nhọt da, bé trai 11 tuổi bị viêm phổi hoại tử nặng

Y tế - 1 ngày trước

Bị một nốt nhọt da ở vùng gối, cậu bé 11 tuổi sốt cao, sau đó nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, suy hô hấp do một bệnh lý ít được chú ý.

Phẫu thuật nội soi điều trị thành công bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật nội soi điều trị thành công bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Y tế - 2 ngày trước

Phẫu thuật nội soi cột sống để điều trị thoát vị đĩa đệm là một bước tiến của y học, mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp phẫu thuật cột sống truyền thống.

Top