Cận cảnh 'siêu cống' dài 25 km nằm sâu dưới mặt đất tại thủ đô của Anh
Tại độ sâu 40m, một 'siêu cống' dài 25km đang được hoàn thiện để tăng năng lực xử lý nước thải của thủ đô London (Anh).
Mạng lưới thoát nước hiện tại của thủ đô London (Anh) có từ nửa sau của những năm 1800 khi nó được thiết kế bởi kỹ sư dân sự Joseph Bazalgette để đối phó với sự kiện "Great Stink" nổi tiếng.
Theo đó, vào tháng 7 và tháng 8 năm 1858, sự kết hợp giữa nhiệt độ tăng cao và hệ thống thoát nước thải thẳng ra sông Thames khiến thành phố London chìm trong một 'đám mây' không khí có mùi hôi thối. Tình trạng hôi thối không thể chịu nổi đã dẫn đến chính quyền thành phố buộc phải xây dựng hệ thống thoát nước thải vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, hệ thống thoát nước này lại tồn tại nhiều vấn đề. Mặc dù được coi là một "kỳ quan kỹ thuật của thế kỷ 19", bản thân "mạng lưới" của Bazalgette lại sử dụng cùng một đường ống để vận chuyển cả nước thải và nước mưa, dẫn đến nước thải thường tràn vào sông Thames.

Siêu cống Thames Tideway trải dài 25 km (15 dặm) dọc theo sông Thames ở London. Ảnh: Daniel LEAL / AFP
Bên cạnh đó, hệ thống thống thoát nước thải được xây dựng khi dân số London chỉ ở mức bốn triệu so với khoảng chín triệu dân ngày nay. Sự gia tăng dân số của thủ đô nước Anh đã khiến hệ thống thoát nước thải bị quá tải, dẫn tới 40 triệu tấn nước thải chưa qua xử lý được đổ vào sông Thames mỗi năm.
Cuối cùng, mặc dù hệ thống cống, vốn được xây dựng từ năm 1859 đến 1875 bằng gạch vẫn ở trong "tình trạng nguyên sơ", nhưng kích thước của chúng không đủ lớn, khiến công suất vận chuyển nước thải bị hạn chế.
Taylor Geall của công ty xây dựng Tideway, đơn vị đứng sau dự án, cho biết: "Bất cứ khi nào trời mưa, dù chỉ là một cơn mưa phùn nhẹ, các cống sẽ đầy và đổ thẳng ra sông". Điều này thúc đẩy chính quyền thành phố phải xây dựng một hệ thống tương tự.

Công việc xây dựng siêu cống này đã được thực hiện trong bảy năm qua để nâng cấp hệ thống cống hiện có của thành phố kể từ thế kỷ 19. Ảnh: Daniel LEAL / AFP
Với chi phí 4,3 tỷ bảng Anh (5,6 tỷ USD), "siêu cống" mới dài 25 km (15 dặm), có đường kính 7,2 mét, chạy uốn lượn từ phía Tây sang Đông thành phố theo những khúc quanh của sông Thames. Khi hoạt động, nó sẽ chỉ dẫn theo nước thải khi có mưa tại London, vốn sẽ khiến hệ thống xả thải hiện tại đạt tới ngưỡng tối đa. Các điểm tràn sẽ cho phép nước thải chảy vào sông Thames được chuyển hướng vào đường hầm mới.

Công nhân xây dựng được đưa xuống vị trí xây dựng cách mặt đất 40 mét. Ảnh: Daniel LEAL / AFP

Các đường ống rộng bảy mét sẽ ngăn nước thải chảy ra sông Thames. Ảnh: Daniel LEAL / AFP
Vào thời kỳ cao điểm, có tới 10.000 người đang làm việc trong dự án. Có tới sáu máy khoan đường hầm đã được sử dụng, khi chúng liên tục đào đất qua ba loại địa chất riêng biệt - đất sét ở phía tây thành phố, cát và sỏi ở trung tâm và đá phấn ở phía đông.
Quá trình khoan đường hầm đã hoàn thành vào năm ngoái, khi dự án bước vào giai đoạn chạy thử nghiệm vào năm 2024, trước khi đi vào vận hành hoàn chỉnh vào năm 2025.
"Những gì chúng tôi đang làm là ngăn chặn và loại bỏ 95% lượng nước thải tràn vào sông Thames," Geall nói.
Tham khảo AFP

Kỳ tích: Chàng trai bại não bị cha ruồng bỏ, tốt nghiệp thạc sĩ Harvard nhờ tình yêu của mẹ
Tiêu điểm - 1 giờ trướcGĐXH - Mắc chứng bại não và bị cha ruồng bỏ, nhưng Đinh Trịnh vẫn vươn lên vươn lên giành được bằng thạc sĩ tại Đại học Harvard nhờ tình yêu và sự kiên cường không gì lay chuyển của người mẹ.

Thảm hoạ hàng không khiến gần 300 người chết: Đã tìm thấy hộp đen, không khí hỗn loạn vẫn bao trùm
Tiêu điểm - 14 giờ trướcHiện công tác tìm kiếm nạn nhân vẫn đang được tiến hành nhanh chóng. Mặc dù vậy, quá trình xác nhận danh tính các thi thể gặp nhiều khó khăn.

Bức ảnh gia đình 5 người đầy ám ảnh trên chuyến bay Air India định mệnh: "Khời đầu mới" của 1 tiến sĩ, 1 bác sĩ và 3 đứa con thơ đã thành tro tàn
Tiêu điểm - 22 giờ trướcChỉ vài phút trước khi thảm kịch xảy ra, hai bác sĩ cùng ba con nhỏ đã chụp bức cuối cùng trên chuyến bay định mệnh của Air India, bức hình được cho là đánh dấu “sự khởi đầu mới” trong cuộc đời họ.

Vụ rơi máy bay chở 242 người ở Ấn Độ: Ghế 11A mà hành khách sống sót kỳ diệu ngồi ở vị trí nào?
Tiêu điểm - 23 giờ trướcGĐXH - Một hành khách ngồi ở số ghế 11A đã sống sót một cách kỳ diệu sau thảm họa hàng không của Air India – vụ tai nạn được cho là đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người tại Ấn Độ.

Lần theo tiếng động trên đám rêu ẩm ướt, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 40 năm
Tiêu điểm - 1 ngày trướcĐó là loài vật nào?

500.000 vệt lạ trên Sao Hỏa: Cơ hội nào cho sinh vật sống?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhững vệt sáng và tối bí ẩn trên các sườn dốc Sao Hỏa từ lâu đã gây nhiều hoài nghi và hy vọng, liên quan đến khả năng sự sống tồn tại.

Khoảnh khắc máy bay Ấn Độ nổ tung khi vừa cất cánh
Tiêu điểm - 1 ngày trướcChuyến bay AI171 của hãng hàng không Ấn Độ Air India chỉ kịp phát tín hiệu cầu cứu rồi mất liên lạc hoàn toàn, theo cơ quan hàng không Ấn Độ.

Rơi máy bay Ấn Độ chở 242 người: Khói đen dày đặc tại hiện trường
Tiêu điểm - 1 ngày trướcMột máy bay chở khách của hãng hàng không Air India, chở theo 242 người đã bị rơi tại sân bay quốc tế Sardar Vallabhbhai Patel của Ấn Độ ngay sau khi cất cánh hôm nay (12/6).

Phát hiện kinh hãi: 778 mảnh nhựa trong dạ dày chú chim trên đảo hoang sơ nhất
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDù sống ở nơi nguyên sơ nhất hành tinh, dạ dày những chú chim hải âu vẫn chứa đầy nhựa, có con chứa tới 778 mảnh; nhựa chiếm gần 1/5 trọng lượng cơ thể chúng.

Vì sao các bác sĩ cần cắt bỏ 1 bộ phận cơ thể này trước khi đến Nam Cực?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcĐây là 1 quy định kỳ lạ dành cho các bác sĩ.