Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần dừng ngay khi gặp tác dụng phụ của thuốc

Thứ năm, 07:44 20/04/2017 | Sống khỏe

Tôi bị viêm đường tiết niệu. Bác sĩ kê đơn cho tôi dùng kháng sinh norfloxacin để điều trị. Tôi uống thuốc này đến ngày thứ hai thì thấy bị đi ngoài...

Tôi bị viêm đường tiết niệu. Bác sĩ kê đơn cho tôi dùng kháng sinh norfloxacin để điều trị. Tôi uống thuốc này đến ngày thứ hai thì thấy bị đi ngoài, đôi khi thấy ậm oẹ buồn nôn (mặc dù tôi ăn uống rất cẩn thận). Vậy có phải tôi bị đi ngoài là do thuốc kháng sinh này không? Khi dùng thuốc cần lưu ý điều gì?

Đào Thanh Thủy (Bắc Giang)

Norfloxacin là một trong những thuốc kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.Ngoài ra, thuốc còn được dùng để chữa nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn mắt (dùng dạng tra nhỏ mắt)...

Đây là thuốc phải dùng theo đơn của bác sĩ. Khi dùng thuốc người bệnh cần lưu ý, nên uống thuốc norfloxacin 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn với một cốc nước đầy. Trong ngày cần uống nhiều nước hơn để lượng nước tiểu đào thải ít nhất từ 1.200ml đến 1.500ml mỗi ngày ở người lớn. Không dùng thuốc này cùng với thuốc trị đau dạ dày. Nếu người bệnh đang dùng các thuốc chống acid có chứa nhôm, magiê (trị đau dạ dày) mà dùng cùng với norfloxacin sẽ làm giảm hấp thu của thuốc norfloxacin (là vì một vài nhóm chức của kháng sinh này kết hợp với các ion nhôm, magiê tạo ra trong ruột các chelat không tan và làm giảm hấp thu, hơn nữa các chelat tạo thành ít có tác dụng kháng khuẩn). Các chế phẩm đa sinh tố có chứa sắt và kẽm không được sử dụng cùng hoặc trong vòng 2 giờ với norfloxacin vì có thể làm thay đổi độ hấp thu, làm cho nồng độ norfloxacin trong huyết thanh và nước tiểu thấp xuống. Đối với người bệnh khi dùng kháng sinh điều trị hay tự mua thêm thuốc bổ đa sinh tố về uống thêm thì cần phải lưu ý tới điều này.

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn mà bác sĩ cũng không lường trước được, bởi nó còn tùy thuộc vào từng cơ địa người bệnh.Tiêu chảy và buồn nôn, thậm chí là đau/co cứng bụng là những hiện tượng bất lợi thường gặp nhất trên đường tiêu hóa. Ngoài ra, thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ợ nóng, phát ban, ngứa... Khi gặp các triệu chứng trên người bệnh nên ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ đang điều trị cho bạn biết để có cách xử trí phù hợp.

Theo DS. Hoàng Thị Thủy/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 2 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 4 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 16 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Biện pháp đánh bại căng thẳng khi đi du lịch

Sống khỏe - 18 giờ trước

Những chuyến du lịch có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do nhiều nguyên nhân. Khi tình trạng này xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số bài tập thở đơn giản và hiệu quả để giữ bình tĩnh cũng như kiểm soát căng thẳng.

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Trời nóng dễ đổ mồ hôi nhưng bác sĩ nhắc nhở 7 kiểu này là bệnh, gồm cả ung thư

Sống khỏe - 19 giờ trước

Đổ mồ hôi không đơn giản là do nóng hay “cơ địa”. Đôi khi, đó là những dấu hiệu bệnh tật mà nếu bỏ qua bạn sẽ rất hối hận.

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 24 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp, phải cắt toàn bộ tuyến giáp vì mắc 1 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư tuyến giáp do đến viện muộn nên khối u đã di căn. Bác sĩ khuyến cáo cần có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ và siêu âm tuyến giáp khoảng 6 - 12 tháng 1 lần để phòng tránh tốt nhất.

Top