Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV/AIDS
GiadinhNet - Nếu sống chung với người nhiễm HIV/AIDS, bạn cần ghi nhớ những điều dưới đây để vừa không bị lây nhiễm HIV vừa không khiến người bệnh có cảm giác bị bỏ rơi, bị xa lánh hay bị coi thường.
Trong việc ăn uống, sinh hoạt
Người nhiễm HIV có thể ăn uống cũng như sử dụng chung bàn ghế, giường tủ với người khác mà không lây nhiễm HIV cho gia đình.
Tuy nhiên những dụng cụ ăn uống như cốc, bát, đĩa có dính máu của người bị HIV cần rửa sạch bằng xà phòng. Người rửa nên đi găng tay cao su và băng kín các vết thương.
Đối với những bàn ghế và giường có dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người bệnh thì nên làm sạch đúng cách, đề phòng việc lây nhiễm.
Đổ dung dịch Chlorine 0,5% và Javen lên bề mặt bị dính máu hoặc mủ cũng như tinh dịch chờ khoảng 10 - 20 phút. Sau đó người nhà đeo găng tay cao su cũng như dùng nước sạch cọ rửa chỗ bẩn. Nếu không có hóa chất nên dùng xà phòng bột hòa nước thay thế.
Khi ngủ
Đối với người nhiễm HIV có thể ngủ cùng với người thân không có bệnh mà không sợ lây virus. Khi ngủ chung vẫn có thể ôm nhau nhưng tránh không có các chỗ da bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau.
Quan hệ tình dục
Người nhiễm HIV nếu quan hệ tình dục phải sử dụng biện pháp phòng tránh như bao cao su. Chú ý phải dùng ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục.
Nếu như cả hai người cùng nhiễm HIV vẫn nên sử dụng bao cao su bởi bệnh có nhiều chủng khác nhau. Mỗi người nhiễm HIV đều mang trong mình những nét riêng biệt, nếu không sử dụng biện pháp phòng tránh các chủng này kết hợp với nhau sẽ khiến người nhiễm bệnh nhanh chuyển sang giai đoạn AIDS, mức độ tử vong sẽ nhanh hơn.
Đối với quần áo
Người nhiễm HIV có thể sử dụng chung quần áo với người khác. Tuy nhiên nếu như quần áo của người có HIV nếu dính máu và dịch nên ngâm riêng trong dung dịch Chlorine nồng độ 0,5% hay dung dịch Javen trong 30 phút và giặt lại bằng xà phòng. Nếu như dính các chất đặc như phân, chất nôn thì cần gột sạch trước khi ngâm cùng Javen và giặt lại.
Khi thu dọn những đồ thải dính máu, mủ, tinh dịch của người nhiễm HIV, cần dùng găng tay cao su hay kẹp dài để gắp và cho vào 2 lần túi nylon lành lặn, sau đó đổ dung dịch Chlorine 0,5% hay nước Javen vào, ngâm khoảng 20 – 30 phút sau đó buộc chặt túi nylon, cho vào thùng rác.
Bệnh nhân cần phải dùng riêng một số đồ như dao cạo, bàn chải đánh răng, đồ làm móng tay, đồ nạo lưỡi.
Nếu người trong gia đình bị các vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV như dao cạo, kim tiêm,... làm bị thương, cần để chảy máu và rửa vết thương dưới vòi nước sạch với xà phòng, sát trùng với cồn 70 độ. Sau đó tới các cơ sở uy tín để điều trị dự phòng.
Những điều nên làm với người bệnh HIV
- Đối xử với người nhiễm HIV như với người bình thường.
- Không gắn biển "Khu HIV", điều này làm những người nhiễm HIV mặc cảm.
- Khuyến khích người nhiễm HIV tiết lộ tình trạng bệnh và khuyên họ có những lối sống tích cực.
ĐH (th)

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.