Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần lấy ý kiến của những người trực tiếp làm công tác DS

GiadinhNet - 50 năm qua, chúng ta đã dày công xây đắp nên hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở cơ sở.

Nếu xóa sổ hệ thống này, sẽ không hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Y tế, trong đó có những chỉ tiêu quan trọng về công tác DS-KHHGĐ. Đây là thông tin quan trọng mà TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đưa ra trong Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và phương hướng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế vừa được tổ chức ngày 13/9.

Tình trạng "trên giảm, dưới phình"

Một vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và TS. Dương Quốc Trọng nhấn mạnh tại Hội nghị là tổ chức bộ máy của ngành Dân số. TS. Dương Quốc Trọng nói: "Năm 2007, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định số 1001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em, đưa Dân số về ngành Y tế. Đây là một chủ trương cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước, thiết kế Bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, tôi cảm giác rằng chúng ta chưa hiểu đúng chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng về một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Dân số là một ngành hay chí ít đó cũng là một lĩnh vực mà các nghị quyết của Đảng đều đã khẳng định".
 

100% thôn, xóm, bản làng, cụm dân cư có cộng tác viên dân số - Đây cũng là "xương sống" của ngành dân số. Ảnh: Dương Ngọc.

Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết về công tác y tế và dân số và các nghị quyết về hai lĩnh vực này luôn đi song hành với nhau: BCH TW Đảng khóa VII đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 về "những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân" và Nghị quyết về "chính sách DS-KHHGĐ". Bộ Chính trị khóa IX ban hành Nghị quyết 46/NQ-TW về "Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" bên cạnh Nghị quyết 47/NQ-TW về "Tiếp tục thực hiện công tác DS-KHHGĐ". Đến nhiệm kỳ khóa X, mặc dù khi đó dân số đã về với y tế nhưng Bộ Chính trị vẫn ban hành 2 Kết luận: Kết luận 43/KL-TW của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết 46/NQ-TW; Kết luận 44/KL-TW về thực hiện Nghị quyết 47/NQ-TW.

“Như vậy, Bộ Chính trị đã khẳng định đây là hai lĩnh vực riêng biệt có cách làm khác nhau với những giải pháp khác nhau, với việc thiết kế tổ chức bộ máy thực hiện khác nhau. Nghị quyết 46/NQ-TW nêu rõ: “Các đơn vị chuyên môn y tế ở địa phương được quản lý theo ngành, nhưng Nghị quyết 47/NQ-TW đã nêu rằng: Cần phát huy sự phối hợp liên ngành và tổ chức bộ máy của ngành Dân số phải được củng cố, kiện toàn từ Trung ương đến cơ sở" - Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Để giải quyết vấn đề dân số, bên cạnh những giải pháp về chuyên môn y tế cần có những giải pháp mang tính xã hội, phối hợp liên ngành nhưng với cách làm như hiện nay, chúng ta đang ứng xử với công tác dân số chỉ như một dịch vụ y tế đơn thuần. “Tôi còn nhớ vào năm 2008,       GS.Phạm Mạnh Hùng - người đang dự Hội nghị ở đây ngày hôm nay, khi đó với cương vị Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - đã đề nghị đổi tên Bộ Y tế thành Bộ Y tế - Dân số, vì chúng ta đã có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì tại sao chúng ta lại không thành lập Bộ Y tế - Dân số. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, tên gọi cũng quan trọng nhưng vấn đề quan trọng hơn là nội hàm triển khai thực hiện"-TS.Dương Quốc Trọng nói.

Sau 4 năm đưa Dân số về Y tế, dưới sự chỉ đạo sát sao, trực tiếp và có phần quyết liệt của Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế, tổ chức bộ máy đã dần được ổn định và đi vào hoạt động có nền nếp.

Về tổ chức bộ máy tại Trung ương đã thành lập Tổng cục DS-KHHGĐ; 63/63 tỉnh thành lập Chi cục DS-KHHGĐ; 62/63 tỉnh, thành thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện; 50/63 tỉnh đã đưa cán bộ chuyên trách về làm việc tại trạm y tế; 45/63 tỉnh đã giao chỉ tiêu biên chế và tuyển dụng được 4.707 viên chức làm cán bộ chuyên trách dân số; có 168.163 cộng tác viên DS-KHHGĐ tại các thôn xóm, bản, làng. “Có thể chúng ta chưa đủ 100% thôn, xóm, bản làng có nhân viên y tế thôn, bản, nhưng tôi khẳng định rằng: 100% thôn, xóm, bản làng, cụm dân cư có cộng tác viên dân số. 

Ở Trung ương (Tổng cục) đã giảm được 4 đầu mối (từ 12 đơn vị cấp vụ xuống còn 8 đơn vị) và giảm 39 cán bộ. Song bức tranh ở địa phương lại mang màu sắc khác. Ở tuyến tỉnh tăng 189 người; tuyến huyện tăng 2.480 người; tuyến xã, nếu tuyển đủ cán bộ chuyên trách dân số xã, sẽ tăng thêm 11.121 người. Mặc dù số lượng biên chế tăng rất cao nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn, thậm chí không bằng so với trước đây"-TS.Dương Quốc Trọng nói.

Cần giữ vững hệ thống dân số cơ sở

50 năm qua, ngành Dân số đã dày công xây đắp nên hệ thống Dân số ở cơ sở. Hệ thống Dân số ở cơ sở cũng chính là “xương sống” của ngành Dân số. Tuy vậy, cuối tháng 8 vừa qua, một điều tra lấy ý kiến của hơn 90 đại biểu tham dự Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm và phương hướng kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế tại Thừa Thiên Huế đã cho kết quả: Hơn 50% ý kiến đồng ý "Không thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện. Lĩnh vực cung cấp dịch vụ sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp ở tuyến huyện, lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc UBND cấp huyện".
 
Trước vấn đề này, TS. Dương Quốc Trọng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc vì nếu thực hiện theo phương án này, sẽ xóa sổ hệ thống dân số ở cơ sở. Nếu chúng ta xóa sổ hệ thống này, tôi e rằng, chúng ta sẽ không hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho ngành y tế, trong đó có những chỉ tiêu quan trọng về công tác DS-KHHGĐ. Năm 2008, do các địa phương hiểu sai về chủ trương giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình & Trẻ em, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp là Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ Y tế đã rất vất vả để củng cố, kiện toàn hệ thống dân số. Vì sau giải thể, nhiều địa phương đã "thôn tính" ngành dân số (nhà cửa, ô tô, máy tính với hệ cơ sở dữ liệu đã được dày công xây đắp trong nhiều năm...).
 
"Tôi nghĩ rằng, muốn thay đổi tổ chức bộ máy cần phải hỏi ý kiến của những người trực tiếp làm và chỉ đạo công tác dân số ở cơ sở xem mô hình nào phát huy hiệu quả nhất. Họ cần được nói lên tiếng nói của mình, mà quan trọng nhất là các cán bộ, công chức, các giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ và Chủ tịch UBND cấp huyện, quận, thành phố, thị xã, thậm chí cả ở tuyến xã, phường" - TS. Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.
 
Hà Thư - Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Top