Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần phải làm gì nếu bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19?

GiadinhNet - Nếu bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19, bạn cần phải làm gì khi gặp các triệu chứng? Bạn phải chuẩn bị những gì và phải hành động như thế nào để bảo vệ minh và người thân? Bộ Y tế và Văn phòng Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam có những khuyến cáo sau.


Cần phải làm gì nếu bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19? - Ảnh 1.

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19, ngay bây giờ hãy chuẩn bị những việc sau:

• Lên kế hoạch khám định kỳ trước với bác sĩ (ví dụ: vào giờ thấp điểm) và xin lời khuyên về những điều phải làm nếu bạn có dấu hiệu bị ốm.

• Đảm bảo bạn đã được tiêm chủng đầy đủ.

• Dự trữ đủ số lượng thuốc thường dùng, thực phẩm có thể để được lâu và các vật dụng khác để giảm tối thiểu việc phải đi ra khỏi nhà (chỉ mua những nhu yếu phẩm cần thiết và chỉ mua số lượng vừa đủ).

• Hạn chế các dịch vụ tại nhà và hạn chế khách tới thăm - chỉ những người thật sự khỏe mạnh mới nên đi thăm người khác.

• Luôn cập nhật các khuyến cáo về sức khỏe từ Chính phủ, Bộ Y tế và WHO.

Cần phải làm gì nếu bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19? - Ảnh 3.

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19 và có các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi và/hoặc khó thở, bạn cần:

• Gọi điện thoại đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095/19003228 để được tư vấn, và sắp xếp đi khám ngay lập tức.

• Nếu bạn được về nhà, hãy tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế.

Cần phải làm gì nếu bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19? - Ảnh 4.

Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19, hãy bảo vệ chính mình bằng cách:

• Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các đồ vật và bề mặt hay được chạm vào.

• Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng

• Tránh tụ tập hoặc đến những nơi đông người.

• Tránh tiếp xúc gần với những người bị sốt hoặc ho.

• Duy trì các thói quen lành mạnh, như tập thể dục hàng ngày và ăn thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng.

Cần phải làm gì nếu bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19? - Ảnh 5.

Bạn có thể bảo vệ những người thân và bạn bè thuộc nhóm có nguy cơ cao khỏi mắc COVID-19 bằng cách:

• Thực hành tốt vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp.

• Nếu bạn có các triệu chứng như sốt hoặc ho, tránh tiếp xúc gần với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nặng.

• Thăm hỏi và giữ liên lạc qua điện thoại hoặc tin nhắn.

• Giúp làm những việc lặt vặt cho nhóm có nguy cơ cao như mua thuốc và lương thực, thực phẩm dự trữ (chỉ mua những nhu yếu phẩm cần thiết và chỉ mua số lượng vừa đủ) - tránh vào nhà và tiếp xúc trực tiếp với họ.

• Dời lại các cuộc tụ tập - Có thể gặp nhau online hoặc gọi điện thoại.

Cần phải làm gì nếu bạn có nguy cơ cao mắc COVID-19? - Ảnh 6.

P.V (Nguồn: WHO; Bộ Y tế)

Việt Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 2 phút trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 6 giờ trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 3 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Top