Hà Nội
23°C / 22-25°C

Can thiệp kịp thời, hiệu quả về mức sinh, Việt Nam hi vọng tránh được "vết xe đổ" của nhiều quốc gia

Thứ sáu, 15:02 25/12/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Với những can thiệp sớm, kịp thời và hiệu quả, cơ quan chức năng Việt Nam hi vọng sẽ tránh được "vết xe đổ" về bài toán điều chỉnh mức sinh của Nhật Bản và một số quốc gia.

Thông tin từ Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho thấy, kinh nghiệm tại một số quốc gia chỉ ra, một khi mức sinh xuống rất thấp thì các chính sách khuyến sinh hầu như không có tác động làm mức sinh tăng trở lại. Trong hơn 20 năm qua, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore - những quốc gia rất phát triển tại Châu Á - đã thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ để khuyến sinh nhưng không thành công. Không chỉ thế, mức sinh thấp, siêu thấp đang đặt các nền kinh tế này trước những thách thức nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững.

Tại Nhật Bản, mức sinh thấp là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng già hoá dân số tăng rất nhanh. Đây không phải là vấn đề mới mẻ nhưng ngày càng trầm trọng vào những năm gần đây. Theo số liệu mới được công bố hồi tháng 8/2020, số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản đã đạt tới 36,17 triệu, tăng 300.000 người so với năm 2019. Trong khi đó, tỉ lệ sinh lại giảm xuống, đặt ra áp lực cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Tổng tỷ suất sinh của Nhật Bản giảm mạnh từ giữa những năm 1970 và xuống đến 1,8 con vào năm 1985. Tuy nhiên phải đến năm 1989, mức sinh giảm xuống dưới 1,6 con thì mới thực sự thu hút sự chú ý của xã hội. 

Bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Vụ Dân số - KHHGĐ, Tổng cục Dân số cho hay nhằm khắc phục tình trạng này, một trong những chính sách quan trọng của Nhật Bản là hỗ trợ phụ nữ mang thai, sinh đẻ và chăm sóc con cái. Chính phủ đã cho phép bố mẹ nghỉ 12 tháng khi sinh con, các cặp vợ chồng khi sinh con được trợ cấp lên đến 50% tiền lương hàng tháng trước khi bắt đầu nghỉ. Trợ cấp trẻ em bằng tiền mở rộng đến lớp 6 hay ban hành các chương trình nhằm hỗ trợ bà mẹ trở lại làm việc sau sinh,…

Can thiệp kịp thời, hiệu quả về mức sinh, Việt Nam hi vọng tránh được vết xe đổ của nhiều quốc gia - Ảnh 1.

Bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số - KHHGĐ, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế). Ảnh: Chí Cường


Mặc dù ban hành nhiều chính sách hỗ trợ tuy nhiên tổng tỷ suất sinh tại Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm sâu (1,3 con vào năm 2005), đến năm 2015, tổng tỷ suất sinh của Nhật Bản tuy có nhỉnh lên khoảng 1,4 con nhưng là chưa đủ và cũng quá muộn. Nhật Bản sẽ không tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động và già hóa dân số nghiêm trọng. Theo dự báo của Chính phủ Nhật Bản, dân số của đất nước sẽ giảm từ 128 triệu năm 2010 xuống còn 87 triệu người vào năm 2060 và khi đó, khoảng 40% dân số sẽ từ 65 tuổi trở lên. 

"Kinh nghiệm và bài học ở Nhật Bản cho thấy, khi mức sinh đã giảm sâu thì những chính sách can thiệp thường phức tạp và khá tốn kém nhưng cũng chỉ đem lại hiệu quả hạn chế" - bà Đặng Quỳnh Thư cho hay.

Để đảo ngược xu hướng này, Chính phủ Nhật Bản đã đặt mục tiêu tỷ lệ sinh là 1,8 và đưa ra nhiều sáng kiến. Quốc gia Đông Bắc Á này bắt đầu tập trung mọi nỗ lực giúp phụ nữ cải thiện cuộc sống và cân bằng công việc, bằng cách mở rộng số lượng các trường mầm non miễn phí, cắt giảm thời gian tại các nhà trẻ ban ngày và cung cấp thêm thời gian nghỉ phép cho cha mẹ.

Tại Việt Nam, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 588/QĐ-TTg điều chỉnh mức sinh phù hợp, trong đó một trong những giải pháp là “Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau”.

Can thiệp kịp thời, hiệu quả về mức sinh, Việt Nam hi vọng tránh được vết xe đổ của nhiều quốc gia - Ảnh 2.

Việt Nam đang thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con giúp duy trì bền vững mức sinh thay thế. Ảnh: Dương Ngọc


Trong đó tại vùng mức sinh thấp có khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con. Thực tế, xu hướng kết hôn muộn, thậm chí không muốn kết hôn đang xuất hiện ở những địa phương có mức sinh thấp - nơi có mức độ đô thị hóa cao hơn hoặc điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển hơn. Còn ở những nơi mức sinh còn cao, tuổi kết hôn trung bình lần đầu thấp hơn đáng kể so với vùng mức sinh thấp. Cụ thể như tuổi kết hôn trung bình lần đầu tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 23,0 tuổi còn vùng Đông nam bộ là 26,5 tuổi.

Mặc dù Việt Nam đạt mức sinh thay thế từ 2006, tuy nhiên, thời điểm đó, xu hướng này chưa thực sự rõ nét, số địa phương có mức sinh thấp còn ít. Hiện nay xu thế này tăng lên rất rõ và đã lan ra nhiều tỉnh, thành phố.

"Có thể nói, tại thời điểm này, Việt Nam đã kịp thời có bước chuyển hướng công tác dân số, từ giảm sinh sang duy trì vững chắc mức sinh thay thế. Tuy nhiên, sự thành công của chương trình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó rất cần tăng cường sư lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu các cấp, cùng với các giải pháp đồng bộ là yếu tố quyết định tới thành công của chương trình", Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số - KHHGĐ cho hay và bày tỏ hi vọng với những can thiệp sớm, kịp thời và hiệu quả, Việt Nam sẽ tránh được "vết xe đổ" về bài toán điều chỉnh mức sinh của Nhật Bản và một số quốc gia.

Thực hiện cuộc vận động "sinh đủ hai con" nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế và giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương, sẽ giúp tránh được những hiệu ứng không tích cực của cả hai trạng thái: quy mô dân số quá đông, mật độ dân số quá cao do mức sinh tăng trở lại hoặc quy mô dân số giảm sớm, giảm nhanh nếu mức sinh giảm xuống dưới mức thay thế thì rất khó đưa mức sinh tăng trở lại, dù có đầu tư lớn cho chính sách khuyến sinh.

Giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, địa phương còn góp phần giảm khoảng cách chênh lệch hoặc chí ít cũng làm chậm lại tốc độ gia tăng khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư, giảm đói nghèo ở các khu vực khó khăn, nơi thường có mức sinh cao, đảm bảo có sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương trong cả nước.

Q.An


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top