Cẩn trọng bệnh tay chân miệng “vào mùa”: Kiêng kỵ vô lối, bệnh càng nặng hơn
GiadinhNet - Bệnh tay chân miệng (TCM) xuất hiện rải rác quanh năm ở nhiều địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm: Từ khoảng tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh tuy lành tính song các bậc cha mẹ không nên chủ quan vì nếu để nặng, có thể gây ra các biến chứng khó lường!

Bệnh dễ lây trong trường học
Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ), khoa dành riêng tầng 2 cho bệnh nhi mắc bệnh TCM để tránh nhiễm chéo với những bệnh khác. Bà của bé Nhựt Khang, 8,5 tháng tuổi, đang điều trị ở đây cho biết: “Ban đầu cháu có vẻ khó chịu, quấy khóc, bú và ngủ ít. Qua ngày hôm sau thì nổi mụn (bóng nước), tôi tưởng cháu nóng trong người nên nổi mụn, đưa ra trạm y tế cho thuốc hạ sốt rồi đưa về nhà. Ngày thứ ba, bóng nước lan ra toàn thân, cháu sốt, ói nhiều, bứt rứt không ngủ được, gia đình đưa cháu đến Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ khám và bác sĩ yêu cầu nhập viện luôn”.
Nằm cùng phòng với bé Khang là bé Lê Ngọc Trâm Anh, 25 tháng tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long. Mẹ Trâm Anh kể: “Ban đầu bé bị sốt, họng nổi mụn, gia đình không tự ý mua thuốc uống mà đưa bé đến phòng khám thì bác sĩ nói bé bị nổi mụn trong họng, nghi ngờ bị TCM. Gia đình đưa bé đến bệnh viện địa phương, bác sĩ cho thuốc hạ sốt nhưng vẫn không đỡ nên vội đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ đến nay bé đã bớt sốt. Vào nhập viện, tôi tình cờ gặp một bé học cùng lớp con tôi cũng bị TCM, tôi nghi bé bị lây bệnh từ bạn. Trước đây, con trai tôi học mẫu giáo cũng bị lây TCM từ bạn khác trong lớp”.
Theo ThS.BS Thái Thanh Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ): “Bệnh TCM lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt và phân của trẻ nhiễm bệnh. Trong thời gian ủ bệnh, chưa nổi bóng nước, trẻ mang mầm bệnh đã có thể lây cho trẻ khác. Vì thế, bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt ở các trường mầm non, mẫu giáo do trẻ sinh hoạt chung, chưa biết tự giữ gìn vệ sinh...”.
Không kiêng cữ thái quá
Theo ThS.BS Thái Thanh Lâm: Bệnh TCM cũng có thể gây ra các biến chứng. Nhưng phụ huynh không nên hốt hoảng khi phát hiện trẻ mắc bệnh. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh thường bọc bé trong chăn kín, không cho tiếp xúc với gió, ánh nắng mặt trời như thế vô tình làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.
Tuy nhiên, cũng có không ít trẻ bị TCM gặp biến chứng suy hô hấp, tim mạch và thần kinh do trẻ nhiễm phải chủng virus có độc lực mạnh.
Nhưng cũng có trường hợp trẻ bị nặng do gia đình nhầm lẫn tưởng trẻ bị phát ban, viêm họng thông thường nên đưa đến bệnh viện trễ hoặc có trường hợp, trẻ chỉ nổi ít bóng nước trong miệng nên gia đình không phát hiện. Khi trẻ có các biểu hiện: Sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, bứt rứt, ói nhiều, run tay, chân, vã mồ hôi, giật mình, đi loạng choạng… có thể trẻ bị nặng, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời.
Trong trường hợp trẻ bị bệnh độ I (độ nhẹ) như lở miệng, sốt nhẹ… thì có thể khám, nhận thuốc uống và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người nhà cần theo dõi sát tình trạng bệnh của trẻ, giữ gìn vệ sinh, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu thực hiện vệ sinh tốt, khi bóng nước khô, bong ra, không để lại sẹo. Khi trẻ bị bệnh TCM, trẻ vẫn có thể bị lại.
Trẻ nhỏ tuổi, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu, vì thế, theo các bác sĩ, gia đình cần theo dõi sát sao sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị nổi bóng nước ở miệng, tay, chân, mông, gối kèm theo sốt nhẹ, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa nhi khám, điều trị kịp thời; tránh tình trạng tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
Để tránh lây lan bệnh TCM trong trường học, nếu trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho bé nghỉ học ít nhất 7 ngày (tính từ khi trẻ khởi phát bệnh); thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà (lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn).
Gia đình tránh cho trẻ đến nơi tập trung đông trẻ, điều kiện vệ sinh không tốt để chơi vì rất dễ lây bệnh.
H.Hoa/Báo Gia đình & Xã hội

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 1 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.