Càng ép, trẻ càng biếng ăn
Trẻ biếng ăn gây áp lực cho cha mẹ phải tìm đủ cách để ép con nhưng vẫn không hiệu quả, thậm chí càng làm các bé sợ.
Hiện nay, tỉ lệ trẻ biếng ăn khá cao theo các thống kê. Khoảng 50% trẻ em 19-24 tháng tuổi ở Mỹ mắc hiện tượng này, ở Tây Ban Nha là 44% trẻ 1-10 tuổi, Philippines 67% và Trung Quốc 40% trẻ 1-6 tuổi. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tỉ lệ trẻ biếng ăn cũng khá cao.
Biếng ăn do đâu?
Theo bác sĩ (BS) Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, biếng ăn là tình trạng trẻ không dùng đủ số lượng phải ăn, không ăn những thực phẩm mà ở độ tuổi đó phải dùng. Trẻ biếng ăn không đáp ứng các chỉ số tăng trưởng dẫn đến thể trạng còi cọc, thấp bé so với trẻ đồng trang lứa, không tăng cân, dễ mắc các bệnh mạn tính do thiếu khả năng miễn dịch, hay bị cảm lạnh...
Biếng ăn còn ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ của trẻ. Việc thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể khiến trẻ hay mệt mỏi, cơ thể không đủ lực cho trí óc tập trung và tư duy, vì vậy thường lơ là chuyện học tập. Ngoài ra, biếng ăn còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ, như: Không thích vận động do mệt mỏi, thường ủ rũ, không thiết chơi đùa cùng bạn bè..., từ đó sẽ hình thành sự chậm chạp và tính cách lập dị.

Theo ThS-BS Hoàng Thị Tín - Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM - có con biếng ăn là nỗi khổ với nhiều bậc phụ huynh. Để dỗ cho trẻ ăn, nhiều gia đình phải “huy động” cả ông bà, cha mẹ bày trò, thậm chí hò hét, cổ động rất vất vả nhưng vẫn không hiệu quả.
BS Tín cho rằng để khắc phục tình trạng này, cần phải hiểu nguyên nhân, những đặc điểm tâm lý và sở thích của trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ: Ăn khi bệnh (tiêu chảy, viêm họng, viêm phế quản...); cha mẹ sai lầm trong cách cho ăn; nêm nếm quá mặn, quá ngọt hay xay nhuyễn hoặc trộn lẫn nhiều mùi vị lạ không hợp khẩu vị...
Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến cách ăn uống của trẻ. Có thể trẻ đang bị stress, buồn chán, cô đơn, nhõng nhẽo hay muốn cha mẹ quan tâm đến mình theo cách khác... nên biếng ăn. Cũng có khi do cha mẹ ép ăn quá mức, trẻ không đáp ứng được nên bị cho là biếng ăn.
Tập cho trẻ ăn đúng cách
Theo BS Diệp, để việc ăn uống trở nên dễ dàng, trước hết phải tập cho trẻ ăn dặm đúng cách, ăn từ ít đến nhiều, từ loãng sang đặc. Trẻ thường có tâm lý sợ dùng những thức ăn mới. Khi thấy món mới, trẻ thường khóc và không chịu ăn. Vì thế, không nên ép mà phải kiên trì tập cho trẻ ăn từ 7 đến 10 lần. Có thể chế biến thành các món trẻ thích, tạo hình dáng phong phú, bắt mắt…
BS Tín khuyên nếu trẻ biếng ăn quá mức thì cần đưa đến gặp BS để được chẩn đoán nguyên nhân. Nếu trẻ bị bệnh thì cần chữa trị. Trẻ biếng ăn do bị bệnh có thể ăn theo nhu cầu bệnh lý, dùng thức ăn năng lượng cao như sữa, thêm dầu vào thức ăn hay ăn bù sau khi hết bệnh. Cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, chú ý đến các biểu hiện tâm lý, tìm nguyên nhân stress của trẻ.
Một số trẻ chỉ ăn thực phẩm nước, như vậy dễ dẫn đến thiếu sắt, kẽm, lysin, vitamin... Cha mẹ nên tìm hiểu sở thích của con để chế biến món ăn phù hợp, kết hợp giữa món trẻ thích và món không thích để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Một bữa ăn ngon phải có sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Ăn ngon, chỗ ngồi “ngon” và món ngon. Nên cho trẻ ăn cùng gia đình để trẻ bắt chước ăn theo. Chỗ ngồi ăn cần sạch sẽ, thoáng mát. Thức ăn nên đa dạng màu sắc, hình khối và cách trình bày tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Cha mẹ cũng nên khen ngợi khi trẻ ăn một món nào đó không thích; quan tâm gần gũi nhưng đúng mức, không nên quá chiều theo ý thích của trẻ.
“Nên chấp nhận cho trẻ tự chọn món ăn và cùng vào bếp, chấp nhận các ý thích “trái khoáy” của trẻ. Kích thích trẻ ăn bằng cách làm mẫu ăn cùng gia đình; âu yếm, động viên, khen ngợi mỗi khi trẻ ăn tiến bộ hơn. Để trẻ ăn tốt, nên tạo cảm giác đói trước bữa ăn; giảm số bữa và các món ăn vặt, nước trái cây, bánh kẹo... Bữa ăn chỉ cần 20-30 phút vì nếu kéo dài, thức ăn để quá lâu sẽ mất chất” - BS Tín khuyến cáo.
Theo các BS dinh dưỡng, nếu thấy trẻ biếng ăn có nguy cơ suy dinh dưỡng, cha mẹ cần tăng năng lượng khẩu phần ăn như tăng dầu, mỡ. Nấu đặc, ít nước kết hợp với men tiêu hóa, tăng bữa ăn, thêm bữa phụ (thức ăn đậm đặc, sữa năng lượng cao)…
Không nên ép trẻ ăn

Chàng trai ôm chặt mẹ sau gần 30 năm bị bắt cóc ở chợ rau
Gia đình - 1 giờ trướcBị bắt cóc khi còn nhỏ, chàng trai may mắn được đoàn tụ với gia đình sau gần 30 năm. Cuộc đoàn tụ đầy nước mắt khiến ai cũng nghẹn ngào.

Con trai biết cách ứng xử nhờ bố thường xuyên nói 10 điều này
Nuôi dạy con - 2 giờ trướcGĐXH - Đối với các bé trai, việc quan sát bố hành động, lắng nghe bố chia sẻ và coi đó là một khuôn mẫu để áp dụng sau này.

'Săn lùng' tình yêu, đi nhiều vụ mai mối nhưng gần 50 tuổi vẫn độc thân
Gia đình - 4 giờ trướcTại Nhật Bản - nơi dân số đang già hóa, số lượng người trẻ kết hôn giảm trong nhiều thập kỷ, các ứng dụng hẹn hò, sự kiện mai mối ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm ra đúng người.

Con lớn lên thành công cả trên con đường học hành và sự nghiệp nếu được rèn giũa kiểu tư duy này từ sớm
Nuôi dạy con - 6 giờ trướcGĐXH - Kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng của giáo dục cũng như một kỹ năng sống quan trọng. Nếu không có khả năng về tư duy phản biện, trẻ sẽ gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là khi chúng lớn hơn.

Vợ đề nghị trò chơi thử thách 10 năm và cái kết: Tiệc tàn, người tan, nỗi buồn ở lại!
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcTrần Thăng bán vé trước hẳn 10 năm thì vợ chồng cô cũng "thắng game" này. Nhưng mọi thứ nó lạ lắm...

Tâm lý học khẳng định 3 lợi thế của việc độc thân và lý do ngày càng nhiều người "nói không với hôn nhân"
Gia đình - 22 giờ trướcSo với việc có một cuộc hôn nhân không lành mạnh, cuộc sống độc thân giúp phụ nữ "sống thọ" hơn.

Bị coi thường vì xuất thân nghèo khó, cô vợ âm thầm làm 1 việc khiến nhà chồng "phục sát đất"
Gia đình - 1 ngày trước"Thái độ bố mẹ chồng quay ngoắt 180 độ khi biết tài sản tôi đang sở hữu" - Cô vợ kể.

Chuyện lạ: Bố mẹ phải đâm đơn kiện con ra tòa vì lớn rồi vẫn ăn bám, không chịu tự lập
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cậu bé được nuông chiều "thái quá" thì đến 20 năm sau sẽ trở thành những người đàn ông kém cỏi, thích ỷ lại, dựa dẫm, ham chơi hơn ham làm, không biết lo cho bản thân mình lẫn người khác.

3 dấu hiệu bạn đang nuôi dạy một đứa trẻ ích kỷ, về sau khó hiếu thảo với cha mẹ
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcCon cái sinh ra là một tờ giấy trắng, cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ sau này.

Đàn ông ngại làm 4 việc này chứng tỏ đang yêu bạn điên dại
Gia đình - 1 ngày trướcTrong một số trường hợp, chồng ngại việc cũng có cái hay. Đặc biệt nếu chồng ngại làm 4 việc này chứng tỏ anh ta yêu bạn say đắm.

Mỗi ngày đều phải làm việc đáng sợ, nữ giúp việc tháo chạy khỏi ngôi biệt thự
Gia đìnhLà người giúp việc, bà Lưu liên tục chứng kiến cảnh tượng khiến mình bất an. Lo sợ, bà từ bỏ công việc lương cao để đi bán vé số dạo.