Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật
Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, nhiều người không còn chú ý đến cách ăn uống đúng đắn. Dưới đây là những thói quen phổ biến nhưng lại gây hại cho sức khỏe.
Trong Y học cổ truyền, ăn uống không đơn thuần là để no bụng hay thỏa mãn vị giác, mà còn là một phương pháp dưỡng sinh – tức giữ gìn và nuôi dưỡng sức khỏe. Con người là một phần của tự nhiên, cơ thể vận hành hài hòa theo quy luật âm dương, ngũ hành.
Khi ăn uống đúng cách, thuận theo quy luật tự nhiên, cơ thể sẽ đạt được trạng thái cân bằng, giúp khí huyết lưu thông, tinh thần minh mẫn. Ngược lại, nếu ăn uống thiếu điều độ – còn gọi là "ẩm thực thất điều" – sẽ khiến nội tạng rối loạn, khí huyết mất điều hòa, lâu ngày sinh ra bệnh tật.
1. Những thói quen ăn uống không tốt thường gặp
Ăn uống không đúng giờ
Bỏ bữa sáng, ăn tối quá muộn hay ăn đêm đều làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Ví dụ, việc ăn khuya khiến hệ tiêu hóa phải làm việc khi lẽ ra nó cần nghỉ ngơi, dễ dẫn đến đầy bụng, khó ngủ, thậm chí là rối loạn chuyển hóa .

Ăn uống không đúng giờ là thói quen rất phổ biến nhưng lại tiềm ẩn gây rối loạn chuyển hóa.
Ăn quá no hoặc để bụng quá đói
Nhiều người có thói quen nhịn ăn cả ngày rồi "ăn bù" vào buổi tối. Cách ăn này khiến dạ dày bị quá tải đột ngột, gây khó tiêu, tăng nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa. Ngược lại, để bụng quá đói làm giảm năng lượng, ảnh hưởng đến trí nhớ , khả năng tập trung và trao đổi chất.
Vừa ăn vừa làm việc khác
Xem điện thoại, đọc sách, hoặc suy nghĩ căng thẳng khi ăn sẽ làm giảm hiệu quả tiêu hóa. Theo Y học cổ truyền, khi tâm trí không "đặt vào bữa ăn", khí huyết khó điều hòa, Tỳ Vị dễ bị tổn thương.
Ăn quá nhanh, nhai không kỹ
Thức ăn chưa được nghiền nát kỹ sẽ khiến dạ dày phải làm việc nặng hơn. Về lâu dài, có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc khó hấp thu dưỡng chất.
Bữa ăn thiếu sự điều hòa khí vị
Y học cổ truyền cho rằng mỗi loại hương vị đều tương ứng với một yếu tố trong ngũ hành: Chua (mộc), đắng (hỏa), ngọt (thổ), cay (kim), mặn (thủy).
Khi ngũ vị được kết hợp hài hòa trong một bữa ăn, cơ thể sẽ dễ hấp thu và duy trì sự cân bằng nội tạng. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người ăn uống chỉ theo sở thích: Người thích ăn mặn thì ăn mặn mỗi ngày, người nghiện đồ ngọt lại không kiểm soát lượng đường...
Việc thiếu cân bằng về khẩu vị sẽ khiến cơ thể mất điều hòa và dễ sinh bệnh. Ngoài ra, việc kết hợp thực phẩm không hợp lý cũng rất phổ biến. Ví dụ: Ăn quá nhiều hải sản (tính lạnh) mà không kèm các gia vị ấm như gừng, sả, tiêu... sẽ làm cơ thể dễ bị lạnh bụng, đau bụng , tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.
2. Thay đổi thói quen ăn uống bắt đầu từ đâu?
Việc thay đổi thói quen ăn uống cần bắt đầu từ những việc đơn giản như:
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
- Ăn trong không gian yên tĩnh, tập trung vào bữa ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Đảm bảo khẩu phần ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng .
- Kết hợp thực phẩm và gia vị một cách hợp lý để cân bằng tính hàn – nhiệt trong món ăn.
ThS. BS. Nguyễn Trọng Tín
Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – Cơ sở 3

9 điều cần tránh trong kỳ kinh nguyệt để giảm đau và thoải mái hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMột số thói quen có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên khó chịu và tồi tệ hơn. Dưới đây là 9 điều phụ nữ nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt.

7 thực phẩm tốt nhất giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNghiên cứu cho thấy, một số thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung.

Trung bình mỗi người Việt có khoảng 10 năm mắc bệnh tật
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMỗi người lớn tuổi mắc từ 3 đến 4 bệnh lý nền và có khoảng 10 năm mắc bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh.

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 1 tuần trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.