Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo nhanh nguy cơ ngộ độc

Thứ hai, 11:16 21/03/2011 | Y tế

GiadinhNet - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đang khẩn trương xây dựng Đề án hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ ngộ độc thực phẩm trình Chính phủ sớm ban hành.

Theo các chuyên gia y tế, đề án này sẽ tạo nên sự chủ động trong cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ ngộ độc thực phẩm, góp phần hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm đang diễn ra khá nhiều ở nước ta.

Mỗi năm có hơn 5.000 người bị ngộ độc             

Theo ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục ATVSTP (Bộ Y tế), mặc dù tình trạng đảm bảo ATVSTP ở nước ta đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên việc kiểm soát ATVSTP ở nước ta vẫn là một thách thức lớn.

Hiện cả nước có khoảng gần 9 triệu hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm, đây là nguyên nhân khiến vấn đề tồn dư chất bảo quản, hóa chất, chất gây nguy hại sức khỏe chưa được kiểm soát tốt. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề đáng báo động hơn về ATVSTP như tình trạng thực phẩm hết hạn sử dụng, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ vẫn vô tư lưu thông trên thị trường.
 

Tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường đang ở mức báo động. Ảnh: Chí Cường

 
Vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mới nhất xảy ra vào trưa 12/3, làm gần 200 công nhân Công ty giày Hong Fu Việt Nam đóng tại khu công nghiệp và đô thị Hoàng Long huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá phải vào BVĐK Hợp Lực và BVĐK Hoằng Hóa cấp cứu. Các công nhân này sử dụng các món ăn gồm: Cơm, bắp cải xào, nước canh, thịt gà kho, xu hào, đậu phụ rán. 20 phút sau ăn, họ có triệu chứng co giật, đau bụng, buồn nôn, phải nhập viện cấp cứu.
 
Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2011 với chủ đề “Sản xuất - Kinh doanh - Sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm” diễn ra từ 15/4- 15/5 trên phạm vi cả nước. Tháng hành động sẽ tập trung vào vấn đề cam kết của các doanh nghiệp đối với sức khỏe người tiêu dùng và việc thực hiện Luật ATTP.
 
Từ đó, nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan quản lý và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về ATTP của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong tháng hành động này, các cơ quan quản lý tăng cường thanh kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Nhưng vụ ngộ độc này không phải là cá biệt. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2004-2009, cả nước đã xảy ra  1.058 vụ ngộ độc thực phẩm làm 298 người tử vong, với trung bình 176,3 vụ/năm và 5.302 người bị ngộ độc thực phẩm/năm. Riêng năm 2010, cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người làm 5.664 người mắc, 42 trường hợp tử vong.

Chủ động cảnh báo

Trong năm 2010, ngành y tế đã có một số kinh nghiệm về cảnh báo nhanh nguy cơ ngộ độc; một số cảnh báo các ô nhiễm quan trọng như ô nhiễm vi sinh vật, phụ gia thực phẩm.

Đơn cử như tại TP.Hồ Chí Minh, sự chủ động trong quản lý ATVSTP hiện đang dần chuyển về tay các cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lí đã kiểm soát được chuỗi các bếp ăn tập thể, từ đó nhanh chóng phát hiện các đầu mối không đảm bảo ATVSTP và mạnh tay đóng cửa nếu vi phạm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Khẩn, hiện nay khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, hoặc có chất gì đó bị phát hiện trong thực phẩm, người dân thường hoang mang không biết chất đó có nguy cơ ra sao với sức khỏe... Do đó, việc có một hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ ngộ độc thực phẩm để  tập hợp thông tin từ nhiều nguồn nhằm đưa thông tin về thực phẩm mất an toàn ra hệ thống cảnh báo thường xuyên là rất cần thiết.

Xây dựng hệ thống cảnh báo nguy cơ hiện đang được Cục ATVSTP triển khai. Trước mắt, việc chủ động phân tích nguy cơ và cảnh báo sẽ tiến hành ở một số nhóm thực phẩm, còn đánh giá nguy cơ chủ động trên nhiều nhóm mặt hàng sẽ làm theo lộ trình.
 
Tại các chợ đầu mối sẽ lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên các nhóm sản phẩm nguy cơ cao, hay đang nằm trong diện nghi ngờ gây ngộ độc. Ví dụ các thực phẩm nghi ngờ tồn dư hóa chất bảo quản, thực phẩm không rõ nguồn gốc xem tần suất gây nguy hại thế nào để đánh giá và đưa thông tin vào hệ thống cảnh báo...

Đề án dự kiến căn cứ vào các yếu tố ưu tiên, vấn đề nào đang nguy hại nhất với thực phẩm sẽ được phân tích nguy cơ và đưa vào hệ thống cảnh báo trước.

 Quảng Hà

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine sởi do FPT Long Châu tài trợ

Y tế - 7 giờ trước

500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và Trung tâm tiêu chủng FPT Long Châu đã được trao cho Bộ Y tế để phục vụ công tác tiêm chủng phòng chống dịch bệnh sởi.

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Cẩn trọng với biến chứng chảy máu do bệnh trĩ

Y tế - 23 giờ trước

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhân chảy máu nhiều do bệnh trĩ.

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 1 ngày trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 1 ngày trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 2 ngày trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 4 ngày trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Top