Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo: Những người bị chảy máu nướu răng có nguy cơ đột quỵ não cao gấp 2 lần người bình thường

Thứ năm, 11:25 20/02/2020 | Sống khỏe

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người trưởng thành thường mắc các bệnh về nướu răng nhiều hơn, họ cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), bệnh nướu răng là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và mảng bám tích tụ trong răng gây ra. Triệu chứng điển hình nhất chính là chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị, điều này có thể dẫn tới nhiều biến chứng sức khỏe, bao gồm đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim. Thậm chí còn có thể gây ra các vấn đề trong thai kỳ và góp phần thúc đẩy sự phát triển của chứng mất trí nhớ.

Số liệu của NHS cho thấy cứ 1 trong 12 người Mỹ trưởng thành trong độ tuổi từ 20 đến 64 đều mắc bệnh về nướu răng ít nhất một lần trong đời.

Tác giả Tiến sĩ Souvik Sen, thuộc Đại học Y khoa Nam Carolina, Columbia cho biết: "Bệnh nướu răng liên quan tới nhiễm trùng mãn tính. Chúng tôi đã điều tra bệnh nướu răng có liên quan tới tắc nghẽn mạch máu não và đột quỵ do xơ vữa động mạch gây ra hay không".

Cảnh báo: Những người bị chảy máu nướu răng có nguy cơ đột quỵ não cao gấp 2 lần người bình thường - Ảnh 1.

Chảy máu nướu răng có thể dẫn tới nhiều biến chứng sức khỏe, bao gồm đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim.

Việc nghiên cứu được tiến hành trên 2 trường hợp. Trường hợp đầu tiên các nhà nghiên cứu tiến hành trên 1.145 người không đột quỵ, có độ tuổi trung bình là 76. Sau khi quét não MRI để đo tắc nghẽn có trong động mạch não, các nha sĩ đã phân loại sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của bệnh nướu răng trên những người này. Kết quả cho thấy những người bị viêm nướu có khả năng bị hẹp động mạch não cao gấp đôi so với người không mắc bệnh nướu răng.

Nghiên cứu thứ 2 liên quan đến 265 bệnh nhân đột quỵ, có độ tuổi trung bình là 64. Bệnh nhân mắc bệnh nướu răng có khả năng bị đột quỵ gấp 3 lần, liên quan đến các mạch máu ở phía sau não so với bệnh nhân đột quỵ không mắc bệnh nướu răng.

Đột quỵ do xơ cứng động mạch có thể xảy ra trong não cũng như nhiều bộ phận khác của cơ thể. Đó là khi các động mạch não bị tắc nghẽn do mảng bám và cholesterol làm hạn chế lưu lượng máu.

Tiến sĩ Souvik Sen nói: "Điều quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng là nhận ra bệnh nướu răng là nguyên nhân một số căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy việc chữa lành nướu đang bị tổn thương là điều rất cần thiết. Chúng tôi đang nghiên cứu, đánh giá xem việc điều trị nướu răng có thể làm giảm sự liên quan của nó với đột quỵ hay không".

Bệnh nướu răng là gì và có thể phòng ngừa như thế nào?

Bệnh nướu răng là một bệnh nhiễm trùng của các mô hỗ trợ răng. Nó được gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn do tích tụ mảng bám trong răng. Đối với một số người nhạy cảm, cơ thể của họ sẽ phản ứng quá mức với vi khuẩn xung quanh nướu, dẫn tới viêm nhiễm nặng. Ở những người khác thì tình trạng viêm nhiễm có khi không rõ ràng.

Cảnh báo: Những người bị chảy máu nướu răng có nguy cơ đột quỵ não cao gấp 2 lần người bình thường - Ảnh 2.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh nướu răng bao gồm di truyền, hút thuốc, răng mọc lệch, nghiến răng, căng thẳng, rối loạn hormone, thuốc men và chế độ ăn uống kém. Khi bị viêm nướu nặng, nó sẽ ảnh hưởng tới dòng máu lưu chuyển, từ từ dẫn tới những tổn thương mạch máu não và tim trong thời gian dài.

Việc đánh răng đúng cách và chăm sóc nướu có thể ngăn ngừa và điều trị sớm căn bệnh này. Nếu sức khỏe tổng thể tốt thì cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan tới đột quỵ.

Tốt hơn hết để tránh dẫn đến viêm nướu răng gây ra đột quỵ, điều cần thiết là tạo thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa fluoride. Ngoài ra, việc kết hợp với chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để làm sạch mảng bám bên trong là điều cần thiết.

Theo Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 18 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 19 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 23 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Top