Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với 5 loại thuốc thường dùng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng

Chủ nhật, 07:37 28/07/2024 | Sống khỏe

Thuốc dùng để làm giảm các triệu chứng, điều trị các tình trạng bệnh lý hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Thế nhưng bên cạnh tác dụng có lợi này, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn… Vậy có cách nào khắc phục?

1. Hiểu về tác dụng phụ của thuốc như thế nào?

Tác dụng phụ của thuốc là những phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc. Ví dụ, diphenhydramine (benadryl) là thuốc kháng histamine , thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng. Tác dụng của thuốc là ngăn chặn một chất hóa học gọi là acetylcholine (vì khi acetylcholin hoạt động quá mức, nó có thể gây ra các triệu chứng như dị ứng da như ngứa, phát ban, đỏ da và sưng...). Tuy nhiên, việc ngăn chặn hóa chất này lại gây ra tác dụng phụ là khô miệng , táo bón, buồn ngủ.

Sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ khác nhau tùy theo từng người. Việc thuốc có gây ra tác dụng phụ hay không tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, BMI (chỉ số khối cơ thể) và các bệnh đi kèm khác. Tác dụng phụ của thuốc có thể từ nhẹ như dị ứng, phát ban (ngứa) đến nặng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Xử trí các bất lợi thường gặp khi dùng thuốc

Tác dụng phụ của thuốc là những phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc.

Trong một số trường hợp, khi sử dụng thuốc đúng cách, tác dụng phụ của thuốc hầu như không đáng kể, nhưng có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong khi dùng thuốc không phù hợp.

Ví dụ, warfarin – một thuốc làm loãng máu , thường được dung nạp tốt ở liều lượng được kê đơn thích hợp. Tuy nhiên, dùng thuốc cao hơn liều quy định hoặc tương tác thuốc, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng chảy máu nghiêm trọng .

Tương tác thuốc xảy ra khi thuốc được trộn với một chất khác, có thể là thuốc kê đơn khác, sản phẩm OTC, thực phẩm hoặc rượu… Ví dụ, trộn thuốc giảm đau gây mê với rượu có thể dẫn đến quá liều gây tử vong.

Một số tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc bao gồm phát ban, táo bón, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, nhức đầu và khô miệng. Các tác dụng phụ gây hậu quả nghiêm trọng hơn bao gồm nhịp tim bất thường, chảy máu trong, có ý nghĩ hoặc ý tưởng tự tử...

Nếu bạn sử dụng thuốc, điều quan trọng là phải biết những rủi ro và thực hiện các bước để ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc.

2. Loại thuốc nào thường dùng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng?

1.1 Các chất ức chế ACE (Enzym chuyển Angiotensin) điều trị tăng huyết áp

Một vài thuốc trong nhóm này như: Lisinopril (prinivil), captopril (captopen), enalapril (vasotec) và ramipril (altace) được chỉ định để điều trị tăng huyết áp và suy tim.

Những loại thuốc này hoạt động bằng cách gián tiếp thư giãn và mở rộng mạch máu để giảm huyết áp và giảm khối lượng công việc của tim. Thuốc ức chế ACE thường được dung nạp tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể gây phù mạch (biểu hiện sưng miệng, lưỡi và cổ họng đột ngột), dẫn đến khó thở. Phù mạch có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

1.2.Thuốc trị mỡ máu statin

Các statin như simvastatin, rosuvastatin, lovastatin… được kê đơn để giảm mức cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu. Những loại thuốc này có thể gây đau cơ (ở khoảng 1/10 bệnh nhân), đôi khi nghiêm trọng đến mức phải ngừng điều trị.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, statin có thể gây ra tác dụng phụ đe dọa tính mạng như tiêu cơ vân, gây phá vỡ mô cơ dẫn đến tổn thương gan, suy thận và tử vong.

Statin - Nhóm thuốc làm gia tăng nguy cơ mắc Tiểu đường type 2 - KENU TD

Statin có thể gây đau cơ.

1.3. Thuốc trị đái tháo đường metformin

Metformin là những loại thuốc được kê đơn phổ biến cho bệnh nhân đái tháo đường, giúp giảm lượng glucose trong máu.

Các tác dụng phụ thường gặp của metformin bao gồm tiêu chảy và khó chịu ở dạ dày, thường hết khi tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, nhiễm toan lactic là tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc này. Đây là sự tích tụ axit lactic trong máu có thể dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng (giảm huyết áp nguy hiểm) và hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể thấp).

1.4.Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolones

Các thuốc trong nhóm này như levofloxacin, ciprofloxacin… trước đây thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm phế quản. Tuy nhiên, hiện nay chúng ít được kê đơn hơn do nguy cơ chấn thương gân nghiêm trọng không thể hồi phục.

1.5.Thuốc giảm đau acetaminophen và NSAID

Acetaminophen ( tylenol ) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen có sẵn không cần kê đơn, được sử dụng rộng rãi để giảm sốt và giảm đau từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, liều vượt quá 3.000 mg acetaminophen có thể gây suy gan, đặc biệt nếu dùng kết hợp với rượu thường xuyên. Mặt khác, NSAID có thể gây chảy máu dạ dày, loét dạ dày, tổn thương thận, tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

3. Làm thế nào bạn có thể giảm tác dụng phụ của thuốc?

Dưới đây là một số cách giúp quản lý các tác dụng phụ thông thường của thuốc và ngăn ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng:

- Tuổi tác là yếu tố quan trọng để đánh giá khả năng xảy ra tác dụng phụ của thuốc. Người già và trẻ em dễ bị tác dụng phụ của thuốc hơn. Do đó, trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Chế độ ăn, nước uống, hút thuốc và uống rượu đều có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về cách dùng thuốc thích hợp (ví dụ như uống cùng hoặc không cùng thức ăn, tránh uống rượu hoặc tránh ánh nắng mặt trời… và làm theo hướng dẫn).

- Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc và cách quản lý chúng. Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào, vì những bất lợi này có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc hoặc thực phẩm và bất kỳ thông tin sức khỏe mới nào mà bạn có thể có. Cách tốt nhất là lập danh sách các loại thuốc để mang đến cuộc hẹn với bác sĩ.

Mặc dù các tác dụng phụ không thể tránh được hoàn toàn nhưng bạn có thể giảm thiểu và ngăn ngừa chúng bằng cách làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ:

- Làm theo hướng dẫn trên nhãn và hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn không rõ.

- Lập danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả các sản phẩm không kê đơn và thuốc bổ sung cho mỗi lần đi khám bệnh.

- Không sử dụng thuốc hết hạn.

- Không dùng thuốc theo toa mà không có lời khuyên y tế.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ sản phẩm OTC hoặc chất bổ sung nào trước khi bạn bắt đầu sử dụng.

- Thuốc kê đơn chỉ nên được sử dụng bởi người được kê đơn.

- Không lạm dụng thuốc không kê đơn (OTC) như ibuprofen và acetaminophen…

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Hà Nội bất ngờ đột quỵ, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 46 tuổi ở Hà Nội bất ngờ đột quỵ, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ thừa nhận có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên. Thời điểm đột quỵ, người bệnh có uống rượu...

Mắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMO

Mắc cúm A, người đàn ông 58 tuổi nguy kịch, phải đặt ECMO

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy; phổi tổn thương lan tỏa gần như toàn bộ hai bên, dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng.

Nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27 có 2 biểu hiện điển hình rất nhiều người Việt bỏ qua

Nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27 có 2 biểu hiện điển hình rất nhiều người Việt bỏ qua

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Nam diễn viên qua đời vì bệnh nhiễm trung hệ thần kinh trung ương có biểu hiện không khỏe, đau đầu và sốt. Sau đó, tình trạng của anh trở nên tồi tệ hơn...

Chàng trai 28 tuổi đau bụng 3 tháng không đi lại được, đi khám bác sĩ "lôi ra" thứ dài 13cm từ trong bụng

Chàng trai 28 tuổi đau bụng 3 tháng không đi lại được, đi khám bác sĩ "lôi ra" thứ dài 13cm từ trong bụng

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Dù đau bụng dai dẳng suốt 3 tháng nhưng phải đến khi cơn đau trở nên dữ dội, lan rộng xuống đùi và không thể đi lại Tiểu Thiện (Trung Quốc) mới chịu đi khám.

Những cuộc đời 'tái sinh' từ cơ thể người đã khuất

Những cuộc đời 'tái sinh' từ cơ thể người đã khuất

Y tế - 15 giờ trước

Nhiều người bệnh cận kề cửa tử, nhưng có cơ hội sống nhờ được ghép những bộ phận cơ thể của người khác.

Hành trình kiên cường và xúc động của người phụ nữ mang thai mắc ung thư cổ tử cung

Hành trình kiên cường và xúc động của người phụ nữ mang thai mắc ung thư cổ tử cung

Y tế - 1 ngày trước

Mang thai lần đầu đầy hạnh phúc nhưng với chị H.P, hành trình này còn thêm nhiều gian nan khi ở tuần thai thứ 26, chị được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung... Thế nhưng với sự tận tâm của y bác sĩ, nghị lực của người mẹ, sản phụ P đã nỗ lực đến tuần thai 37 mới thực hiện mổ lấy thai...

Người trẻ bị đột quỵ tăng đột biến trong dịp Tết, bác sĩ lý giải nguyên nhân

Người trẻ bị đột quỵ tăng đột biến trong dịp Tết, bác sĩ lý giải nguyên nhân

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, trong Tết, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ, ăn nhiều đồ chiên rán, uống rượu bia, thức khuya là một số nguyên nhân gia tăng tỷ lệ đột quỵ, nhất là ở người trẻ.

Choáng với khối u khủng chiếm nửa đầu người phụ nữ 46 tuổi ở Tuyên Quang

Choáng với khối u khủng chiếm nửa đầu người phụ nữ 46 tuổi ở Tuyên Quang

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan rộng, toàn bộ vùng da ung thư chiếm 2/3 da đầu, nhiều vị trí nóng đỏ, chảy máu.

6 biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, người mắc bệnh cần biết điều này để phòng biến chứng

6 biến chứng đáng sợ của bệnh gan nhiễm mỡ, người mắc bệnh cần biết điều này để phòng biến chứng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây các bệnh tiểu đường loại 2, cao huyết áp, bệnh thận…

Mổ não khẩn cấp, cứu sống nam thanh niên 21 tuổi gặp tai nạn giao thông nguy kịch

Mổ não khẩn cấp, cứu sống nam thanh niên 21 tuổi gặp tai nạn giao thông nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, chảy máu mũi, tổn thương vùng trán, thái dương trái, đồng tử giãn 2 bên, nguy cơ tử vong cao.

Top