Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với dịch đau mắt đỏ

Thứ năm, 19:00 24/08/2017 | Y tế

GiadinhNet - Thời tiết liên tục mưa nhiều rồi chuyển sang nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh do virus phát triển, trong đó có bệnh đau mắt đỏ. Đặc biệt, thời điểm tựu trường, bệnh dễ lây lan nhanh.

Khám bệnh lý về mắt cho bệnh nhân tại bệnh viện . Ảnh: T.Nguyên
Khám bệnh lý về mắt cho bệnh nhân tại bệnh viện . Ảnh: T.Nguyên

Gần 4.000 ca viêm kết mạc/tuần

Khởi đầu từ con gái út mới 16 tháng tuổi lây đau mắt đỏ từ bạn ở lớp gửi trẻ, chỉ trong 2 tuần, gia đình chị Hoàng Thị Chung (ở khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) có 5 người thì 4 người bị lây nhiễm. Chị Chung kể, con gái chị đi lớp gửi trẻ được mấy ngày thì bị lây từ một người bạn cùng lớp, cùng toà chung cư. Buổi sáng thức dậy, chị thấy mắt trái của con đỏ ngầu. Hai ngày sau, mắt bé bị sưng vù, nhìn còn cảm giác lệch mặt. Dù đã liên tục nhỏ thuốc, mắt bé vẫn dính chặt vào không thể mở được bởi lớp màng trắng ngả vàng, tới mức chị Chung phải mang con đến nhờ bác sĩ “tháo màng”.

Ngay khi phát hiện con đau mắt đỏ, chị Chung đã mua tinh dầu, đun nước nóng lá trầu không, hương nhu… để xông khắp phòng, tránh để mọi thành viên trong gia đình lây nhiễm. Nhưng kết quả, khi con gái chưa tiến triển được bao nhiêu thì chị Chung lại bị cộm mắt như có cát, nhiều ghèn mắt, đỏ ngầu và sưng mắt. “Có thể vì tôi gần con nhiều, dù không dùng chung đồ nhưng lại tiếp xúc liên tục, nhỏ mắt cho con xong lại không rửa tay, nên bị lây rất nhanh”, chị Chung chia sẻ.

Sau chị Chung, đến lượt chồng và con gái lớn của gia đình cũng có dấu hiệu viêm kết mạc bằng các biểu hiện như cộm mắt, mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt… “Lớp gửi trẻ của con gái tôi có 10 cháu, nhưng 3 cháu bị đau mắt đỏ. Hai tuần qua, cả 4 người nhà tôi đều phải vào viện khám vì đau mắt đỏ. Con gái tôi mất 12 ngày mới hết bệnh”, chị Chung cho biết.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương, đau mắt đỏ (từ dân gian gọi bệnh viêm kết mạc) có thể do nhiều nguyên nhân: Do siêu vi (virus), vi khuẩn, dị ứng… Thường gặp nhất là viêm kết mạc cấp tính do siêu vi. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa. Độ ẩm không khí cao, khi giao mùa hay khi môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Số liệu thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, chỉ trong 9 ngày (từ 14-22/8), Bệnh viện tiếp nhận gần 2.000 ca mắc viêm kết mạc, chiếm khoảng 13% so với tổng số khám chung. Có những ngày số bệnh nhân khám về bệnh này lên tới gần 300 ca. Còn tại các bệnh viện, khoa chuyên về mắt khác tại Hà Nội (như Mắt Hà Nội, Mắt Hà Đông…) đã ghi nhận không ít các trường hợp bị đau mắt đỏ đến khám. Cụ thể, tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, trong tổng số hơn 2.000 ca khám trong 10 ngày (từ 14-23/8), có 426 ca viêm kết mạc, chiếm hơn 21% và 12 ca viêm kết mạc cấp.

Không nên tự chữa bệnh

Nhiều bác sĩ lo ngại thời điểm tựu trường, thời tiết mưa nhiều rồi nắng nóng lên mạnh như hiện nay rất dễ lây lan bệnh đau mắt đỏ. Bệnh tuy lành tính nhưng nếu người dân tự ý chữa trị đau mắt đỏ ở nhà không đúng loại thuốc, đến khi không khỏi, bệnh nặng mới đến khám sẽ thường để lại di chứng nặng nề. TS.BS Nguyễn Thu Hương (Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội) lại lo ngại, mùa dịch mọi năm, không ít người vì tra đủ thứ thuốc không đúng chỉ định, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh khiến người bệnh bị biến chứng viêm kết mạc rất lâu khỏi.

ThS.BS Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương) thông tin thêm, nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám trong tình trạng nặng do dùng thuốc truyền miệng từ lá trầu không, hạt khô của các loài cây. Mặc dù đã có khuyến cáo nhưng năm nào Bệnh viện cũng tiếp nhận những biến chứng do tự điều trị.

Các bài thuốc trị đau mắt đỏ hiện được lan truyền trên mạng như: Dùng hai quả trứng gà luộc lên bóc vỏ, lăn lên hai mắt là hết bệnh đau, hay lấy một nhánh củ gừng và 4 ngọn cây lá mơ gồm thân, lá và hoa, sau khi rửa sạch, giã nát lấy nước thấm vào vùng mắt bị đau, còn phần bã của chúng dùng để đắp kín vùng mắt. Ngoài ra, nhiều người còn truyền nhau các bài thuốc dân gian như rau mùi, hạt cây thì là, khoai tây, mật ong… đắp, rửa mắt, thậm chí là động vật sống như nhái bén trực tiếp lên mắt.

Nhận định về những bài thuốc này, các chuyên gia về mắt cho hay, các bài thuốc Đông y không thể chiết xuất thành thuốc tra mắt được. Có chăng đây chỉ là những bài thuốc hỗ trợ. Nếu đắp các loại này khiến mắt có nguy cơ bị viêm nhiễm như loét kết mạc, loét mi hay thậm chí viêm giác mạc, làm cho việc điều trị kéo dài dai dẳng hơn. Khi đã bị đau mắt đỏ, biện pháp tốt nhất là vệ sinh tốt và dùng đúng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Các bác sĩ cho biết, bệnh đau mắt đỏ có các dấu hiệu ban đầu như toàn thân mệt mỏi. Đối với trẻ em, có thể bị viêm họng hoặc bị tiêu chảy. Riêng ở phần mắt, xuất hiện nhiều gỉ mắt, hay chảy nước mắt hoặc có cảm giác sợ ánh sáng, sau đó, mắt sẽ ngày càng đỏ dần lên gây cộm, vướng trong mắt. Đặc biệt, bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Những loại thuốc mà bác sĩ dùng như kháng sinh, nước rửa mắt nhân tạo hoặc thuốc chống viêm để giảm bớt viêm, phù nề là cách điều trị triệu chứng hoặc phòng chống bội nhiễm, không để cho bệnh quá nặng lên, không phải thuốc đặc hiệu điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Trước tình trạng nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ “sốt ruột” trong quá trình điều trị bệnh, các bác sĩ khuyến cáo không nên vì thế mà tự ý đi mua các loại thuốc kháng sinh liều mạnh để tra mắt hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng. Việc làm này đôi khi sẽ “phản tác dụng”, tự ý mua thuốc không đúng chỉ định về dùng sẽ gây hại. Nếu người bệnh mua phải các loại thuốc có thành phần là corticoid (thuốc chống viêm) và tra không đúng liều lượng sẽ khiến mắt bị tổn thương, có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, khỏi sau 7 - 10 ngày và không gây lây truyền qua việc nhìn nhau. Theo ThS.BS Hoàng Cương, đau mắt đỏ lây qua 3 đường chính: Hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay - mắt và quan hệ vợ chồng, vì vậy để phòng tránh, cần chặn những đường lây này.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top