Cảnh tượng 'buồn ơi là buồn' từ bức ảnh đơn giản
Bức ảnh rất đơn giản được chụp vội bởi một tay máy nghiệp dư, nhưng thông điệp của nó khiến không ít chúng ta giật mình.
Mới đây, trên một fanpage nổi tiếng, một bức ảnh rất đơn giản mà lột tả được 'sự thật trần trụi' về ngày hè của những bọn trẻ nông thôn, về cách tuổi thơ chúng được tưới tắm, nuôi dưỡng... bằng smartphone đã khiến những người lớn như chúng ta thực sự bị sốc.
Bảo Tâm, người chụp bức ảnh này tâm sự trên fanpage: 'Hôm nay được ngày về quê nhà dì em, lên gác thì thấy cảnh tượng này... Trước em mà về thì trẻ con tranh nhau ra đón rồi reo hò ầm ĩ, giờ mỗi đứa một góc, chẳng đứa nào quan tâm đến em nữa. Buồn ơi là buồn'.
6 đứa trẻ, có lẽ là anh chị em họ, mỗi đứa một góc nhà, trên tay là một chiếc smartphone, cắm cúi với những trò chơi hay thông điệp gì đó từ chiếc điện thoại, không liếc nhìn nhau, không liếc nhìn người chụp ảnh, vì còn đang mải 'việc' của mình. Đó là cảnh tượng không khó tìm thấy ở bất cứ nơi nào trong cuộc sống hiện đại, cả người lớn lẫn trẻ em. Và với trẻ em, chúng chỉ đơn giản là một 'bản sao' của người lớn, 'chép' lại những hành động, thái độ mà người lớn vẫn sống.
Bức ảnh đơn giản nhưng khiến người lớn giật mình về những cô cậu nhóc nghiện điện thoại thông minh.
Người lớn có hàng tỉ việc có thể nghĩ ra để làm với smartphone và tin rằng nó là 'thiết yếu': check mail này, đọc tin nhắn này, 'kết nối với thế giới' qua mạng xã hội này, đọc tin tức này, tìm hiểu kiến thức này... Và họ nghiễm nhiên cho phép mình được dính mặt với chiếc điện thoại thông minh cả ngày, bỏ qua việc giao tiếp thật với nhau, và với những đứa trẻ.
Bọn trẻ thì ít cớ hơn, và có thể, ban đầu cũng khó chịu, cũng cô đơn, cũng buồn buồn vì người lớn không dành thời gian trò chuyện, quan tâm thực sự đến mình, ban đầu, chúng cũng cần và khao khát việc loại bỏ chiếc smartphone - đối thủ lớn nhất của chúng, kẻ đã tước đi sự chú ý của người lớn.
Nhưng có lẽ, lâu dần, chúng phát hiện ra, thay vì chạy nhảy xung quanh, tìm thú vui mới hay bằng mọi giá gây sự chú ý với người lớn (để rồi thể nào cũng bị mắng là hư, phá, làm phiền...), cách tốt hơn để giải quyết vấn đề của cả hai phe, đó là trao cho chúng một cái smartphone.
Quá tiện, phải không? Người lớn có thể tiếp tục việc của mình mà không bị lũ nhóc quấy rầy, đỡ phải trông nom; còn lũ nhóc có thể có thú vui mới, sẽ ngồi yên đó, cúi đầu bên những màn hình và có cả một thế giới để khám phá.
Bức ảnh đã thu hút sự chú ý của dân mạng, bởi nó 'hiển nhiên' như cuộc sống hiện đại đang diễn ra quanh ta.
Và cứ thế, tuổi thơ của chúng được tưới tắm, không phải bởi những cơn mưa hè, ánh nắng chang chang, không phải bởi những ngày trèo me trèo sấu hay chạy nhảy tung tăng chọc phá làng xóm, mà là một thế giới ảo. Thực tế ấy đã khiến không ít người thuộc thế hệ 'cũ' như Lưu Đức Mạnh bồi hồi nhớ lại tuổi thơ rực rỡ của mình: 'Mùa hè ngày xưa là buổi sáng câu cá, buổi chiều thả diều rồi đi tắm đồng tắm ao, mưa rào thì tắm mưa, chờ tạnh thì bắt cua. Còn bây giờ thì: hè này chơi game gì nhỉ?'.
Nick Long Say cũng xúc động nhớ lại: 'Ngày xưa, hè, đến buổi trưa nắng 37, 38 độ mình còn trốn bố mẹ đi câu chuồn chuồn, rồi làm súng trạng bắn chim, súng đu bắn bằng quả xoan đấy. Quê mình gọi là súng đu. Rồi đi tắm ao, lặn bắt ốc, bắt trai, đi câu trộm cá. Nghĩ lại, ôi tuổi thơ!'.
Sự thay đổi của thế giới, của những thế hệ trẻ em, với nhiều người đã đem lại nuối tiếc và lo âu. Nick Hải Giang kể: 'Hồi bé về quê mang theo bộ điện tử 4 nút, có cái game bóng đá bạo lực gì đánh nhau xong đá quả bóng ra hình con cá các thứ ý, bọn trẻ con cả làng kéo đến nhà chơi cùng hò hét vui lắm. Bây giờ thì trẻ con suốt ngày cắm mặt vào ba cái thứ này, con em mình 6 tuổi mà cầm iPhone nhoay nhoáy, thạo hơn cả mình'.
Với An Tran, đó là sự thay đổi tất yếu: 'Mỗi thời mỗi khác. Ngày xưa bọn mình chơi bời tứa lưa thì các cụ bảo tụi nó chả chăm chỉ cày cấy, giúp đỡ gia đình. Giờ đến lứa mình thì lại nhìn các em như vậy thôi. Chúng nó không hư đốn, đua đòi bạn bè ở thời này đã là may mắn rồi!'.
Một buổi cafe 'gia đình' là đây? (Ảnh: Lâm Bo)
Thật vậy, dầu khiến người lớn giật mình, phần vì họ nhìn thấy chính mình trong đó, phần vì lo lắng vì những đứa trẻ sẽ trở thành 'thế hệ cúi đầu' tiếp theo, than vãn về sự lạnh nhạt trong cuộc sống thực của lũ trẻ, đó vẫn là một thực tế không thể phủ nhận. Nhiều dân mạng khác đã chia sẻ những hình ảnh tương tự mà mình đã chứng kiến về việc trẻ nhỏ lạm dụng smartphone, để góp thêm một cái nhìn thẳng vào câu chuyện thực tế và nhức nhối này.
Sự nhạy bén của những đứa trẻ của thế hệ mới thạo điện thoại hơn trò chuyện? (Ảnh: Ngô Thị Thùy Trang)
Và chúng ta, hãy nhìn vào những bức ảnh ấy, nhìn vào con em mình, và hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Tuổi thơ của chúng ta, tâm hồn của chúng ta được nuôi dưỡng bởi điều gì? Còn tuổi thơ của con em chúng ta thì sao? Liệu chiếc smartphone thần thánh, mở ra cả 'thế giới rộng lớn' ấy có thay thế được sự quan tâm của người lớn, những giờ chơi cùng bạn bè, và một thế giới thực tại hay không?
Ánh mắt này cho phép ta nghĩ rằng, trong một khoảnh khắc, cậu bé đã bị 'bỏ rơi' dù ngồi ngay cạnh những người thân của mình. (Ảnh: Nhã Ngọc Cảnh)
TheoTrang Trần(Afamily)/Trí thức trẻ
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 3 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Với hành vi mang theo bom xăng cùng nhiều hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, một nhóm thanh niên bị tuyên phạt nhiều tháng tù.
Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình hiện ra sao?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi điều chỉnh thời gian hoàn thành, cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định có tổng mức đầu tư 361 tỷ đồng đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng và đi vào hoạt động ngay trong tháng 12/2024.
3 con giáp được quý nhân giúp đỡ, gặp nhiều may mắn khi tháng 12 về
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trong tháng 12 này, có 3 con giáp đặc biệt may mắn, có sự giúp đỡ của các quý nhân khiến cuộc sống, công việc của họ suôn sẻ, phát triển hơn.
Thông tin mới nhất về quyền hạn của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 1/1/2025, những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có điểm gì mới theo Thông tư số 69/2024/TT-BCA?
Phát hiện thêm hàng nghìn viên nén nghi ma túy dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Pháp luật - 4 giờ trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
Đứa cháu bất nhân (P1): Vụ trộm hài cốt gây rúng động làng quê
Pháp luậtGĐXH - Đầu tháng 9/2024, người dân xã Quảng Lộc (Quảng Xương, Thanh Hoá) sửng sốt khi biết gia đình chị L vừa bị kẻ gian đào trộm mộ, lấy đi một phần hài cốt của bố chồng chị này. Vụ việc không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn khiến nhiều người bị ám ảnh, kinh hãi.