Cặp đôi trẻ gặp "tai nạn" khi dùng túi nilon thay bao cao su
Bác sĩ cho biết điều trị cho hai bạn trẻ ở Hà Nội bị “tai nạn” khi dùng nilon thay cho bao cao su để tránh thai khi lần đầu quan hệ tình dục.

Bao cao su được thiết kế đặc biệt cho “chuyện ấy”, có độ đàn hồi, mềm mại và đã được vô trùng
Tại hội nghị quốc gia về tình dục, sức khoẻ và xã hội diễn ra sáng 28/11 ở Hà Nội, bác sĩ Hoàng Tú Anh, Giám đốc Trung tâm sáng kiến sức khoẻ dân số (CCIHP), cho biết một bộ phận giới trẻ có quan điểm tình dục lệch lạc đang gây sốc cộng đồng.
“Tôi đã trực tiếp chia sẻ với bác sĩ điều trị cho hai bạn trẻ bị “tai nạn” khi dùng nilon để tránh thai khi quan hệ tình dục . Bác sĩ này cho biết hai bạn trẻ này là sinh viên nên rất hiểu về cách tránh thai. Tuy nhiên họ xấu hổ, e ngại nên không dám đi mua bao cao su ”- bà Tú Anh chia sẻ.
Bà Tú Anh cũng cho biết đã nhiều lần nghe đến câu chuyện dùng túi nilon để tránh thai nhưng nó chỉ xảy ra ở một số làng thuộc châu Phi xa xôi. Ở nơi đó thanh niên không thể tiếp cận được các dịch vụ y tế, không mua được bao cao su. Hơn nữa, tỉ lệ lây nhiễm HIV ở khu vực này cao nên thanh niên phải sử dụng những biện pháp bất đắc dĩ để tạm tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục . Nhưng thực tế câu chuyện này lại xảy ra giữa Thủ đô với những thanh niên có tri thức và việc mua bao cao su rất dễ dàng thì quá sốc.
Trước đó, bác sĩ tại Bệnh viện Thận Hà Nội cho biết đã điều trị cho bệnh nhân vì sử dụng túi nilon để tránh thai khi quan hệ tình dục lần đầu tiên. Cả hai đều bị đau đớn, bộ phận tình dục của cả hai bị trầy, xây xước nghiêm trọng, chảy máu do bị túi nilon cọ sát. Các bác sĩ cho biết bao cao su được thiết kế đặc biệt cho “chuyện ấy”, có độ đàn hồi, mềm mại và đã được vô trùng. Trong khi đó, túi nilon không có khả năng co giãn nên không "ôm" trọn được “cậu nhỏ” nên khó có thể giúp tránh thai. Chưa kể túi nilon nó có thể làm trầy xước vùng kín và gây nhiễm trùng nặng.
Theo các chuyên gia tâm lý , kiến thức về giới tính của giới trẻ hiện nay rất hạn chế. Nhiều bạn trẻ vẫn còn e ngại tiếp cận các kiến thức giới tính tình dục cũng như các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như bao cao su, thuốc tránh thai … Thậm chí, một bộ phận giới trẻ sống sa ngã còn có những suy nghĩ cực kỳ lệch lạc về tình dục.
“Chúng ta mới chỉ truyền thông cho thanh thiếu niên biết về các phương tiện tránh thai, nguy cơ có thai ngoài ý muốn, lây truyền các bệnh qua đường tình dục cho thanh niên. Nhưng điều quan trọng là phải truyền thông cho thanh niên để có thể tự tin quan hệ tình dục và vượt qua những nỗi xấu hổ, sợ hãi, lên án để có thể tiếp cận với các phương pháp tránh thai, để bảo vệ mình và bạn tình”- bà Tú Anh nói.
Theo Người lao động

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.