Câu đố tiếng Việt: 'Cá gì hay bắt chước người khác?'
Đây là loài cá quen thuộc đối với con người.
Hệ thống tiếng Việt gồm 29 chữ cái cùng 5 thanh dấu tạo nên những tiếng, những câu khác nhau trong quá trình biểu thị nội dung. Cùng chỉ một sự vật, sự việc nhưng có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Điều này khiến người nước ngoài "chào thua" khi học tiếng Việt. Để có thể học và hiểu được tiếng Việt đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, chăm tìm tòi trong khoảng thời gian dài.
Từ hệ thống chữ cái, dấu câu, chúng ta có thể sáng tạo nên vô vàn câu đố chữ hóc búa nhưng không kém phần thú vị. Việc giải những câu đố vừa để giải trí, vừa giúp nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện tư duy.
Còn bây giờ, bạn hãy thử trí thông minh, sự nhanh nhẹn với câu đố sau nhé:
"Cá gì hay bắt chước người khác?".
"Bắt chước người khác" hay còn gọi là "sao chép" lại. Vì vậy, câu đố chữ này có đáp án là: CÁ CHÉP. Thật bất ngờ và thú vị phải không nào?
Tuy nhiên, cá chép không biết… sao chép đâu nhé! Đây chỉ là câu đố chữ mang tính giải trí, bạn không nên hiểu theo nghĩa đơn thuần.
Cho những ai chưa biết, cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio, là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp thế giới. Chúng có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và có khả năng lai giống với nhau.
Cá chép có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á. Loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Cá chép có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2m, nặng 37,3kg, tuổi thọ lên đến 47 năm. Tuy nhiên, những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng 20 – 33% kích cỡ và khối lượng cực đại trên.
Mặc dù cá chép có thể sống trong nhiều điều kiện khác nhau nhưng nói chung, chúng thích môi trường nước rộng với dòng chảy chậm, nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Chúng thường sống thành bầy, ưa tạo nhóm khoảng 5 cá trở lên.
Cá chép là loài ăn tạp, chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác. Loài cá này cũng thích sục sạo trong bùn đất để kiếm mồi.
Trong môi trường sống ổn định, cá chép phát triển đàn rất nhanh. Một con cá chép khi đẻ có thể tới 300.000 trứng/lần, Tuy nhiên, số trứng đó không phải tất cả đều nở thành con và cũng không phải tất cả con non đều sống sót.
Giới nghiên cứu cá nước ngọt thế giới chia cá chép thành 4 phân loài: Cá chép châu Âu có nhiều ở sống Danube và sông Volga; cá chép Deniz có nhiều ở vùng Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ; cá chép Amuz có nguồn gốc ở miền Đông Á và cá chép Đông Nam Á. Sau này, cá chép được nhập cư vào Bắc Mỹ. Tại đây, do môi trường sống thuận lợi, chúng phát triển rất nhanh.
Tại nhiều quốc gia, cá chép là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn. Với người Việt Nam, cá chép càng trở nên thân thuộc. Người ta có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ loài cá này. Loài cá này chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 3 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 7 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 16 giờ trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 3 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).