Hà Nội
23°C / 22-25°C

CEO trẻ nhất thế giới: 10 tuổi khởi nghiệp, hiện thu về hơn 34 tỷ/năm

Thứ tư, 06:23 03/01/2024 | Giáo dục

Là người Trung Quốc nhưng gặp khó khăn khi học tiếng Quan Thoại, 10 tuổi Diệp Nhưng Hi tạo ra ứng dụng học Ngoại ngữ trực tuyến. 2 năm sau, nữ sinh thành lập công ty, trở thành CEO trẻ nhất thế giới.

Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ khó khăn của bản thân

Từ nhỏ Diệp Nhưng Hi (Hillary Yip, SN 2004) được giáo viên nhận xét là thông minh. 5 tuổi, nữ sinh thành thạo tiếng Quảng Đông và tiếng Anh, tiếng Pháp có thể giao tiếp cơ bản. Sở hữu thành tích học tập xuất sắc, nhưng nữ sinh lại bị bạn bè kỳ thị. Một mặt, trong mắt các bạn Nhưng Hi quá trưởng thành. Mặt khác, nữ sinh không giỏi tiếng Quan Thoại.

Ở trường, mỗi lần Nhưng Hi cố gắng nói tiếng Quan Thoại, bạn bè đều cười nhạo. Không giỏi tiếng mẹ đẻ khiến nữ sinh bị các bạn cô lập. Mẹ Nhưng Hi liên lạc với trường để ngăn chặn tình trạng bạo lực lời nói nhưng không thành công.

Từ một cô bé luôn vui vẻ và cởi mở, nữ sinh dần ít nói. Dù bố mẹ và giáo viên thuyết phục thế nào, Nhưng Hi cũng không thể lạc quan trở lại. Lúc này, mẹ Nhưng Hi tìm cách giúp con cải thiện tiếng Quan Thoại.

Để giúp con thoát khỏi sự tự ti, bố mẹ Nhưng Hi làm đủ mọi cách, từ hỏi ý kiến chuyên gia giáo dục đến tham vấn bác sĩ tâm lý. Sau cùng bố mẹ quyết định đăng ký cho Nhưng Hi tham gia trại hè - nơi những đứa trẻ bị phân biệt đối xử vì rào cản ngôn ngữ.

Môi trường giao tiếp cởi mở và thân thiện tại đây dần khôi phục sự tự tin của Nhưng Hi. Sau 1 tháng, khả năng diễn đạt tiếng Quan Thoại của nữ sinh được cải thiện. Khi quay lại trường, trình độ tiếng mẹ đẻ của Nhưng Hi khiến bạn bè ngạc nhiên.

Xuất phát từ khó khăn của bản thân là người Trung Quốc nhưng giỏi tiếng Quan Thoại, Nhưng Hi nghĩ đến việc tạo ra ứng dụng giúp trẻ nói tiếng mẹ đẻ tốt hơn. Để đổi lấy trải nghiệm cho con ở trại hè, bố mẹ Nhưng Hi phải chi nhiều tiền. Trăn trở vấn đề này, nữ sinh tâm sự với bố mẹ muốn tạo ra phần mềm giúp phụ huynh không tốn nhiều tiền, trong việc cải thiện ngôn ngữ cho con.

10 tuổi tạo ra ứng học Ngoại ngữ trực tuyến

Chia sẻ ý tưởng tạo ra ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến, Nhưng Hi cho biết: "Sau khi tham gia trại hè năm 2014, trình độ tiếng Quan Thoại của em đã cải thiện. Trải nghiệm này khiến em suy nghĩ về việc tạo ra ứng dụng giúp trẻ em nói tiếng mẹ đẻ tốt hơn".

Hơn nữa, Nhưng Hi nhận thấy người trưởng thành có mạng xã hội để kết nối và trò chuyện. Trong khi đó, trẻ em lại bó buộc vào các trò chơi trực tuyến hoặc xem ti vi. "Do đó, em muốn kết nối những đứa trẻ lại với nhau, thông qua nền tảng giáo dục trực tuyến", Nhưng Hi cho hay.

CEO trẻ nhất thế giới: 10 tuổi khởi nghiệp, hiện thu về hơn 34 tỷ/năm - Ảnh 1.

Diệp Nhưng Hi (Hillary Yip) bắt đầu khởi nghiệp năm 10 tuổi. Ảnh: Sohu

Mong muốn của Nhưng Hi được gia đình ủng hộ. Bố mẹ đưa nữ sinh đến lớp lập trình cơ bản. Để tạo ra ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến Nhưng Hi phải nghiên cứu thực địa sâu rộng. Ở tuổi lên 9, ngoài thời gian học, nữ sinh tận dụng lúc rảnh nghiên cứu tài liệu hoặc đến các cơ sở đào tạo ngôn ngữ để tìm hiểu.

Ứng dụng Nhưng Hi tạo ra có tên Minor Mynas - nền tảng giáo dục trực tuyến giúp trẻ em lựa chọn ngôn ngữ thông qua việc trò chuyện trực tuyến bằng video call với bạn bè cùng tuổi. Thông qua việc nói chuyện trực tiếp, trẻ em có thể học ngôn ngữ nhanh hơn.

Nói thêm về ứng dụng, Nhưng Hi cho hay: "Điều thú vị của ứng dụng là sự kết nối giữa trẻ em với nhau. Minor Mynas được tạo ra để giúp trẻ em có cơ hội kết nối với bạn bè đồng trang lứa nhằm xoá bỏ rào cản về ngoại ngữ".

Thông qua ứng dụng Minor Mynas trẻ em có thể mở rộng kiến thức theo chủ đề đam mê và hiểu biết thêm về các nền văn hóa. Nhưng Hi tin rằng, Minor Mynas giải quyết được vấn đề thời gian và chi phí, bởi người dùng có thể vừa học vừa dạy.

Sau hơn 1 năm nghiên cứu và đọc tài liệu, Nhưng Hi bắt tay vào xây dựng ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến và lên kế hoạch kinh doanh tương lai. Bố Nhưng Hi làm việc trong lĩnh vực máy tính, nhưng khá bất ngờ về mã code con gái viết: "Sau khi xem nhiều lần tôi không tìm thấy lỗ hổng kỹ thuật. Kế hoạch kinh doanh con lên ý tưởng không giống với suy nghĩ của học sinh tiểu học".

Được sự gợi ý của đồng nghiệp, bố Nhưng Hi đăng ký cho con tham gia cuộc thi Doanh nhân trẻ toàn cầu AIA năm 2015 (Emerging Entrepreneur Challenge 2015). Đối tượng tham gia cuộc thi là học sinh trung học và sinh viên đại học. Vượt qua các đối thủ, ở tuổi 11, Nhưng Hi giành chiến thắng, ngay sau đó ứng dụng học ngôn ngữ trực tuyến của nữ sinh được đưa vào thực tế.

Thời điểm đó, thông tin nữ sinh 11 tuổi đạt giải Doanh nhân trẻ toàn cầu năm 2015 trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông. Nên ứng dụng học ngoại ngữ trực tuyến Minor Mynas của Nhưng Hi cũng nhận được sự quan tâm của các tỷ phú công nghệ.

12 tuổi trở thành CEO trẻ nhất thế giới

Năm 2016, Nhưng Hi tốt nghiệp tiểu học, cũng là lúc công ty công nghệ của nữ sinh được thành lập. Ở tuổi 12, Nhưng Hi trở thành Giám đốc điều hành trẻ nhất thế giới. Sau đó, nữ sinh tiếp tục theo học ở một trường chuyên cấp 2 tại Hồng Kông. Ngoài việc phát triển phần mềm, Nhưng Hi vẫn giữ kỷ luật tự giác học tập.

Tuy nhiên, không lâu sau việc học ngày càng căng thẳng và công việc kinh doanh nhiều, thời gian nghỉ ngơi không có. Nữ sinh quyết định nghỉ học để tập trung kinh doanh. Ở tuổi 12, trở thành CEO của công ty công nghệ, Nhưng Hi phải nỗ lực không ngừng nghỉ để hoàn thiện ứng dụng Minor Mynas.

Mặc dù còn trẻ, nhưng kỹ năng giải quyết vấn đề và chiến lược kinh doanh của Nhưng Hi không kém người trưởng thành. Khi các lập trình viên gặp vấn đề kỹ thuật, nữ CEO có thể đưa ra ý kiến đóng góp. Đến nay, ứng dụng của Nhưng Hi sáng tạo thu hút hàng triệu người dùng.

Thông qua Minor Mynas trẻ em thế giới có thể dễ dàng giao tiếp với nhau, đồng thời tăng khả năng học hỏi ngôn ngữ. Chia sẻ với truyền thông, CEO trẻ tuổi cho biết, doanh thu của Minor Mynas mỗi năm khoảng 10 triệu NDT (hơn 34 tỷ đồng).

CEO trẻ nhất thế giới: 10 tuổi khởi nghiệp, hiện thu về hơn 34 tỷ/năm - Ảnh 2.

Diệp Nhưng Hi trở thành một trong những CEO trẻ tuổi nhất thế giới. Ảnh: Sohu

Nhớ lại hành trình khởi nghiệp, Nhưng Hi khiêm tốn cho rằng thành công của bản thân là con đường tắt không gặp nhiều khó khăn vì nhận được sự trợ giúp của tỷ phú công nghệ. "Tôi bắt đầu khởi nghiệp từ năm 10 tuổi. Tôi mong muốn tìm ra ý tưởng có thể thay đổi thế giới. Nếu không tin vào ý tưởng của bản thân, chúng ta sẽ không thể thuyết phục được người khác, ngay cả khi bạn nỗ lực", Nhưng Hi cho hay.

CEO trẻ nói thêm, thành công của mình là nhờ người cố vấn và bố mẹ. Về phía gia đình, mẹ Nhưng Hi nói: "Tôi và bố Nhưng Hi lớn lên trong hệ thống giáo dục truyền thống, thi cử triền miên. Tôi không muốn con trải qua tình cảnh tương tự.

Bố mẹ hiện đại đều có quan điểm muốn con trở thành công dân toàn cầu, nên phải học 1-2 ngôn ngữ. Tuy nhiên, quá trình học ban đầu rất khó khăn. Dù được giảng dạy tốt, trẻ em vẫn khó giao tiếp thành thạo, bởi cơ hội luyện tập thực tế hàng ngày không nhiều. Do đó, gia đình ủng hộ Nhưng Hi tạo ra ứng dụng Minor Mynas".

Thấu hiểu nỗi khổ do rào cản ngôn ngữ mang lại, Nhưng Hi không ngừng cải tiến và cập nhật ứng dụng. Hiện tại, Minor Mynas có mặt ở hơn 60 quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu nâng cao nhận thức về học tập trong ứng dụng, Nhưng Hi đã hợp tác với các nhà cung cấp khác.

"Phiên bản tiếp theo đang ở giai đoạn hoàn thành, tôi chuẩn bị ra mắt sẽ hướng đến đối tượng là phụ huynh. Bởi ngày nay sự trao đổi giữa các phụ huynh trên toàn cầu đang thiếu hụt", CEO trẻ tiết lộ kế hoạch tương lai.

CEO trẻ nhất thế giới: 10 tuổi khởi nghiệp, hiện thu về hơn 34 tỷ/năm - Ảnh 3.

Diệp Nhưng Hi là diễn giả tại các sự kiện truyền cảm hứng.

Ở tuổi 19, ngoài thành công trong lĩnh vực kinh doanh, Nhưng Hi còn là diễn giả tại các sự kiện truyền cảm hứng của TEDx, HSBC và Microsoft tổ chức. Năm 2020, CEO trẻ lại nhận được sự quan tâm của truyền thông khi trở thành diễn giả chính tại Diễn đàn Phụ nữ Toàn cầu ở Dubai.

Theo Sohu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 1 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 5 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025

Giáo dục - 14 giờ trước

Từ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 2 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 3 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 3 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Top