Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?
Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương - một chứng loãng xương ở trẻ em. Điều này sẽ khiến trẻ chậm phát triển vận động, yếu cơ, đau nhức và là yếu tố nguy cơ gây gãy xương.
Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin D ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin D ở trẻ, trong đó thường thấy là:
- Chế độ ăn: Thiếu sữa mẹ, nuôi con bằng sữa bò; trẻ ăn bột quá nhiều, trong bột có nhiều acid phytic sẽ cản trở sự hấp thụ canxi; chế độ ăn thiếu dầu mỡ.
- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhà ở chật chội, tập quán kiêng khem quá mức, mặc nhiều quần áo; môi trường và thời tiết như vùng núi cao nhiều sương mù, khu công nghiệp nhiều khói bụi, mùa đông cường độ ánh sáng mặt trời giảm. Tại nước ta, ghi nhận thực tế cho thấy tập quán kiêng nắng và kiêng gió trong những tháng đầu sau sinh đã ảnh hưởng rất lớn đến đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ.
- Một số nguyên nhân khác: Trẻ bất dung nạp lactose nên không dùng được sữa, tiêu hóa sữa kém; không dùng sản phẩm sữa hay không uống sữa; mẹ bị thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai; bệnh lý đường tiêu hóa và bệnh lý gan mật.
Yếu tố nguy cơ gây thiếu vitamin D ở trẻ
- Độ tuổi: Trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, vì đây là giai đoạn tốc độ xương phát triển nhanh.
- Trẻ sinh non, thấp cân: Do tích lũy trong thời kỳ bào thai thấp, tốc độ phát triển nhanh.
- Bệnh tật: Trẻ sau khi mắc bệnh nhiễm khuẩn (viêm phổi, tiêu chảy kéo dài…), mắc bệnh mạn tính (viêm gan, tắc mật, bệnh Crohn…).
- Mẹ thiếu vitamin D trong thời kỳ có thai và cho con bú.
- Màu da: Người da màu dễ mắc còi xương, do tình trạng sắc tố của da cũng ảnh hưởng đến sự bức xạ của tia cực tím.

Trẻ bị thiếu vitamin D nghiêm trọng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương.
Biểu hiện nhận biết trẻ bị thiếu vitamin D
Đa số khi thiếu vitamin trẻ không có biểu hiện triệu chứng, vì thế tình trạng này rất dễ bị bỏ sót. Các bậc phụ huynh cần chú ý đến một số dấu hiệu sau đây để nhận biết nếu con mình có tình trạng thiếu vitamin D:
Còi xương - chậm phát triển: Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất ở trẻ bị thiếu vitamin D, tuy nhiên nếu phát hiện ra dấu hiệu này thì tình trạng thiếu vitamin D của con bạn đã tương đối nặng và kéo dài. Trong trường hợp này cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dinh dưỡng đúng cách và phục hồi càng sớm càng tốt. Theo ghi nhận thực tế, thiếu vitamin D ở trẻ không chỉ gây ra còi xương, mà còn ngăn cản sự phát triển về chiều cao và độ đặc của xương. Trẻ thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi và xương chậm phát triển. Nghiên cứu trên trẻ em gái cho thấy những em không bị thiếu vitamin D có chiều cao lớn hơn những em bị thiếu vitamin D.
Biến dạng xương: Thiếu vitamin D nặng có thể dẫn đến xương mềm, xương có thể bị uốn cong và gây ra các biến dạng như gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng hoặc chân chữ X...
Sâu răng : Đây là một trong những biểu hiện sớm nhất của trẻ thiếu vitamin D. Xương răng yếu và vấn đề miễn dịch khiến cho trẻ dễ bị sâu răng hơn so với bình thường.
Đau - yếu cơ: Một số trẻ thiếu vitamin D có thể bị đau nhức xương và yếu cơ bắp. Trẻ thường hay khó chịu, quấy khóc mỗi khi được bồng bế và khó khăn trong việc thực hiện các động tác do yếu cơ (ví dụ: không lật người được, ngẩng đầu khó khăn...)
Thiếu canxi: Thiếu vitamin D có thể gây ra thiếu canxi, dẫn đến chuột rút cơ bắp ở trẻ em. Canxi thấp cũng có thể gây co giật, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Cha mẹ nên làm gì để phòng ngừa thiếu vitamin D cho trẻ?
Nguồn vitamin D trong tự nhiên từ thực phẩm là rất ít, chủ yếu trong mỡ cá, gan và dầu của cá hồi, cá thu, trứng gà...
Nguồn vitamin D hấp thu từ thực phẩm chỉ chiếm khoảng 10% nhu cầu của cơ thể, nguồn vitamin D chủ yếu (90%) được cơ thể tổng hợp khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Đề phòng chống thiếu vitamin D, ngoài việc bổ sung vitamin D thì nên cho trẻ tắm nắng và tăng cường luyện tập thể lực. Chỉ cần tiếp xúc hai tay và hai chân từ 5 đến 30 phút với ánh nắng mặt trời (tuỳ vào thời điểm trong ngày, mùa, vĩ độ và màu da), 2 - 3 lần một tuần là đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ tắm nắng hàng ngày từ tuần thứ 2 sau sinh. Khi tắm nắng cho trẻ cần đảm bảo các yếu tố như địa điểm nhiều nắng, thoáng đãng, thời gian mỗi lần tắm nắng khoảng 15 phút, thực hiện 1 - 2 lần/ngày vào buổi sáng trước 8 giờ hoặc buổi chiều sau 16 giờ. Cố gắng để diện tích da được tiếp xúc ánh nắng của trẻ càng nhiều càng tốt, tuy nhiên cần tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào đầu và mắt.
Cuối cùng, trong trường hợp trẻ thiếu vitamin D nặng, có thể bổ sung bằng các loại viên nén vitamin D liều thấp (dùng hàng ngày) hoặc liều cao (dùng hàng tháng hoặc ít thường xuyên hơn). Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bé 10 tháng tuổi bất ngờ phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 6 ngày trướcGĐXH - Trẻ vô tình phát hiện bệnh lý tim bẩm sinh khi đi khám với lý do chậm tăng cân, kém ăn, thở khó...

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.

5 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Mẹ và bé - 1 tuần trướcBệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó điều trị, chỉ cần điều trị đúng, sớm kết hợp với chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục. Tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, tiêu chảy dễ chuyển biến xấu, gây biến chứng nặng.

Thai phụ 40 tuổi bất ngờ phát hiện u nang buồng trứng xoắn từ dấu hiệu đáng sợ này trong lúc mang thai
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Đang mang thai lần 3 được hơn 20 tuần, thai phụ bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đau hố chậu phải, có phản ứng thành bụng... do bị u nang buồng trứng xoắn.

Hút dịch màng phổi thai nhi từ trong bụng mẹ, phụ nữ mang thai cần lưu ý những điều này
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Thai phụ có tiền sử đa u xơ tử cung đến bệnh viện khám, siêu âm được phát hiện thai nhi bị tràn dịch màng phổi hai bên số lượng nhiều.

Bé 8 tuổi nhập viện gấp sau khi ăn kẹo chocolate dạng bơm tiêm
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Bé trai 8 tuổi ngậm hút kẹo chocolate thì bị sặc đầu ống bơm tiêm vào miệng. Rất may bé được đưa đến BV Nhi Đồng 1 soi gắp dị vật kịp thời.

Hai mẹ con ở Hà Nội nguy kịch chỉ một giờ sau bữa cơm trưa có tôm, cua
Mẹ và bé - 1 tháng trướcSau bữa ăn trưa khoảng 1 giờ, chị N., 20 tuổi, đang mang thai 31 tuần, xuất hiện mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch.

Bé 3 tuổi bất ngờ nguy kịch vì bị hoại tử ruột, xoắn ruột từ dấu hiệu đau bụng, nôn ói
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị xoắn ruột, bé K có biểu hiện buồn nôn và bắt đầu nôn ói kèm theo đau bụng.

Bé trai nặng 3,6kg chào đời sau ca mổ đẻ thành công từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Kỳ tích người phụ nữ 42 tuổi có con sau 18 lần thụ tinh ống nghiệm thất bại
Mẹ và béGĐXH - Đi qua 6 bệnh viện chữa hiếm muộn, 18 lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm (IVF) thất bại ngay cả khi chấp nhận xin trứng, chị Tr. hạnh phúc lần đầu được làm mẹ sau phác đồ điều trị đặc biệt.