Chăm sóc sức khỏe nhân dân: Bước chuyển mạnh mẽ cả về lượng và chất
Đồng hành cùng Thủ đô trong suốt chặng đường 60 năm sau ngày giải phóng (10/10/1954), thấm nhuần lời dặn của Bác Hồ kính yêu, y tế Hà Nội không ngừng phấn đấu, không ngừng học tập, tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ "chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân" mà Đảng và Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó.
Như TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nói, những chiến sĩ áo trắng thầm lặng hiểu rằng, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý, là niềm vinh dự to lớn nhưng cũng đầy trách nhiệm.
Cố gắng "tròn vai"
Nhớ lại những ngày đầu tháng 10/1954 lịch sử, hòa chung niềm hân hoan của người dân Thủ đô trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, những người thầy thuốc khi đó nhận thức rõ vinh dự cũng như trách nhiệm khi tiếp quản một mạng lưới y tế còn nghèo nàn, lạc hậu. 60 năm qua, lớp lớp cán bộ y bác sĩ đã cố gắng học tập nâng cao trình độ, rèn luyện y đức, y thuật, xây dựng y tế Thủ đô đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, tiếp tục đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu y học mới để rồi chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một nâng cao, trở thành địa chỉ tin cậy của người bệnh. Ở bất kỳ chuyên khoa nào, hệ thống các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đều cố gắng "làm tròn vai".
Nhìn lại chặng đường đã qua có thể khẳng định rằng, diện mạo ngành y tế Hà Nội đã thực sự có những bước chuyển mình mạnh mẽ cả về lượng và chất. Sự "thay da đổi thịt" ấy được nhìn nhận từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế đến đào tạo nhân lực, phát triển các kỹ thuật cao... Hiện nay, hầu hết bệnh viện, từ tuyến thành phố cho đến tuyến quận, huyện của Hà Nội đều được đầu tư cải tạo và xây mới khá khang trang, hiện đại. Nơi nào cũng có các tòa nhà 5-7 tầng trở lên, mạng lưới y tế, "phủ sóng" đến cả tuyến cơ sở, 100% các trạm y tế xã, phường đều có bác sĩ. Với trang thiết bị hiện đại, cơ bản các cơ sở y tế có thể đem đến các điều kiện chẩn đoán và điều trị tốt nhất cho người bệnh. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2014, các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Thủ đô đã thực hiện thành công một số kỹ thuật mới như: Mổ nội soi tiêu hóa, tiết niệu, nội soi can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Tim, ghép thận tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, xạ trị điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu, kỹ thuật phẫu thuật nội soi tại bệnh viện tuyến huyện…
Một vài năm trở lại đây, Hà Nội đã chú trọng đầu tư vào các bệnh viện chuyên khoa để người dân Thủ đô được tiếp cận các phương pháp điều trị hiện đại. Đơn cử, mới đây, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội ứng dụng thành công phương pháp xạ trị gia tốc, giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư.
Tương tự, Bệnh viện Phổi Hà Nội không ngừng ứng dụng kỹ thuật cao, kỹ thuật hiện đại như: Thực hiện phẫu thuật cắt thùy phổi, giải phóng những ổ cặn, đám quánh, đám dính ở màng phổi, phẫu thuật nội soi tràn khí màng phổi và một số phẫu thuật xử trí lao xương khớp... bệnh viện cũng tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác xét nghiệm cận lâm sàng, vi sinh như: Máy xét nghiệm nhanh vi khuẩn lao Mgit - Bactec, GeneXpert, Real-time PCR, Cellscope…
"Trị bệnh"... quá tải
Không chỉ bệnh viện tuyến thành phố mà cả tuyến y tế quận, huyện, thời gian qua cũng được đầu tư nâng cấp, chuyển giao nhiều kỹ thuật cao, giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
Cuối tháng 7 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức khánh thành công trình Khoa Khám bệnh và điều trị ngoại trú - Nhà kỹ thuật nghiệp vụ, hành chính và cấp cứu thuộc dự án đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Cùng với việc đưa vào sử dụng khu nhà này, Bệnh viện đa khoa Đức Giang trở thành bệnh viện đầu tiên của ngành y tế Thủ đô được lắp đặt hệ thống BMS - Hệ thống quản lý thông minh cho hệ thống thiết bị quản lý bệnh viện và quản lý toàn bộ tòa nhà. Sau hơn một tháng, bệnh viện đã tiếp nhận khám cho trên 24.000 lượt người, trong đó có 3.100 bệnh nhân điều trị nội trú. Cũng nhờ được đầu tư kỹ thuật cao, từ đầu tháng 8/2014, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã áp dụng kỹ thuật "đẻ không đau", một kỹ thuật mới với sự tiến bộ của y học nhằm hạn chế cảm giác đau khi sinh nở giúp sản phụ không bị tăng huyết áp, đau đầu gây thiếu ô xy cho thai…
Nếu như những thời kỳ trước, y tế dự phòng (YTDP) chưa được quan tâm, thì những năm qua, ngành y tế Thủ đô đã chú trọng, tập trung phát triển đến lĩnh vực này, coi đó là biện pháp cần kíp trị tận gốc "căn bệnh" quá tải bệnh viện. Từ tháng 7 năm nay, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội và Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn đã tổ chức "Triển khai thí điểm mô hình quản lý và điều trị bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng". Theo đó, Bệnh viện Tim Hà Nội giúp đỡ về nhân lực và chuyên môn, phối hợp cùng y tế cơ sở tổ chức khám, sàng lọc, lập hồ sơ quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại địa bàn, đồng thời tuyên truyền cho người dân cách phòng bệnh. Thời gian tới, ngành y tế Hà Nội sẽ tiếp tục nhân rộng những mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu này tại các xã, phường khác trên địa bàn Thủ đô.
"YTDP không chỉ là phòng các bệnh truyền nhiễm hay suy dinh dưỡng mà còn phòng các bệnh mạn tính mà xã hội hiện đại hay gặp phải như: tim mạch, viêm khớp xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến, loãng xương, ung thư… Nếu chủ động can thiệp sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ở quy mô cộng đồng và tăng khả năng phát hiện bệnh sớm, thì khi đó người bệnh chỉ cần điều trị ở tuyến dưới, còn các bệnh viện tuyến trên có thể "rảnh tay" lo chuyện nghiên cứu, tập trung cho công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn…", TS Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.
Phát huy thành tích đáng tự hào mà ngành y tế Thủ đô đã gặt hái được trong suốt 60 năm qua, bên cạnh việc thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt những kiến thức hiện đại của y học thế giới và tinh hoa của y học cổ truyền, mỗi cán bộ, nhân viên y tế cần không ngừng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm tận tụy phục vụ nhân dân, thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy "Lương y như từ mẫu" là mục tiêu được mỗi cán bộ y tế thành phố hướng tới.
Theo Diệu Linh
Hà nội mới
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 5 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.