Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi

GiadinhNet - Khi càng lớn tuổi thì sức khỏe răng miệng của người lớn tuổi càng có nhiều vấn đề hơn nếu không được chăm sóc đúng cách.

Để phòng bệnh nha chu cần vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần/ 1 ngày.

Để phòng bệnh nha chu cần vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần/ 1 ngày.

Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao, việc chăm sóc răng miệng cần được chú ý.

Theo các bác sĩ chuyên môn, dù là còn răng hay mất răng, người cao tuổi cũng nên đi khám răng định kỳ 3-6 tháng/ lần, để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về răng nếu có.

Dưới đây là cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi.

1. Dinh dưỡng hợp lý

Đối với người cao tuổi các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp nhiều sinh tố cho cơ thể nói chung, cho răng và lợi nói riêng và có tác dụng làm sạch răng sau khi ăn.

Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính một tiếng đồng hồ vì chúng là đồ ăn sống.

Nên ăn trái cây tươi thay cho các loại bánh ngọt. Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa chính và đánh răng ngay sau đó.

Người cao tuổi thường ăn ít và chia làm nhiều bữa nhỏ. Vì vậy, sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến sâu răng.

Chế độ ăn nên ăn đủ các chất như: Đạm (có trong: thịt, trứng, tôm, cua, sữa, đậu phụ); các vitamin (trái cây); muối khoáng; chất béo thực vật, hạn chế tối đa ăn mỡ và phủ tạng động vật.

2. Phòng bệnh nha chu

Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu là do mảng bám vi khuẩn hay khói thuốc lá bám quanh răng, nếu vệ sinh không kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm nướu. Người cao tuổi khi bị bệnh nha chu sẽ có các biểu hiện như lợi sưng, chảy máu lợi, lợi có túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi.

Để phòng bệnh nha chu cần vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần/ 1 ngày, súc miệng sau khi ăn xong và sử dụng chỉ tơ để làm sạch kẽ răng, ăn những thức ăn mềm.

 Người cao tuổi nên đến nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ răng miệng nghiêm trọng tiềm ẩn. Ảnh minh họa

Người cao tuổi nên đến nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ răng miệng nghiêm trọng tiềm ẩn. Ảnh minh họa

3. Làm răng giả thay thế những răng đã mất

Dù răng bị mất vì bất cứ lý do gì, thì người cao tuổi cũng nên đến nha sĩ để khám và phục hình răng sau đó 1 tháng. Nếu để lâu, các răng sẽ bị xô lệch, làm mất khoảng trống của răng đã mất, đồng thời gây xáo trộn khớp cắn, khó chải sạch răng.

Khi đã có răng giả, nên chăm sóc chúng thật kỹ, chải răng hằng ngày như răng thật. Nếu dùng răng giả kiểu tháo lắp, nên tháo ra lúc nghỉ ngơi hoặc đi ngủ để niêm mạc ở hàm được thoáng, máu lưu thông dễ dàng. Hàm giả tháo ra nên được vệ sinh sạch sẽ, ngâm vào một ly nước nguội có nắp đậy, tốt nhất là ly thủy tinh.

4. Đánh răng quan trọng hơn súc miệng

Sau mỗi lần ăn, phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men, tạo ra chất axit phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng; không nên dùng tăm quá nhiều vì dễ gây mòn cổ răng và khi xỉa tăm nên cẩn thận vì khi đâm vào lợi dễ gây viêm lợi, sưng đau.

Đánh răng quan trọng hơn bất kỳ loại nước súc miệng nào. Bạn không thể thay thế đánh răng bằng súc miệng trong 4 phút để giữ cho răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bị sâu răng, bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa florua và kem đánh răng.

5. Thay đổi chế độ ăn uống

Cả canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng mà nhiều người lớn tuổi bị thiếu. Sự thiếu hụt của một trong hai dưỡng chất trên có thể gây chứng loãng xương, do đó có thể làm tăng nguy cơ bị mất răng. Bên cạnh việc bổ sung cả canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống, người cao tuổi cần lưu ý giảm lượng đường. Ăn quá nhiều đường với thói quen đánh răng kém có thể nhanh chóng dẫn đến các bệnh về răng.

6. Đến bác sỹ nha khoa theo định kỳ

Người cao tuổi nên đến nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ răng miệng nghiêm trọng tiềm ẩn. Đặc biệt, khi đeo răng giả, cần thường xuyên đến nha sỹ để kiểm tra phòng tránh bệnh nướu răng. Ngoài ra, nha sĩ sẽ sớm phát hiện bệnh ung thư miệng. Ung thư miệng khá hiếm gặp, nhưng tỷ lệ mắc cao nhất ở những người 60 tuổi.

Châu Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top